Cụm di tích Bình Tả
09:54 AM - 28/02/2011
Hiện vật vàng phát hiện tạiGò Xoài: 2 bông sen vàngvà 1 mề đay nạm ngọcVị trí: Cụm di tích Bình Tả nằm tại ấp Bình Tả, xã Ðức Hòa Hạ, huyện Ðức Hòa, tỉnh Long An.Đặc điểm: Nằm trong một quần thể di tích từ thời tiền sử tới sơ sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Ðông, cụm di tích này thuộc nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Ðồn và Gò Năm Tước) cách thị xã Tân An 40km về phía Đông Bắc.Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: Di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Ðồn được phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ngôi đền Gò Xoài nằm ở độ sâu 1,70 - 1,90m có thể coi là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Ðặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật Linga, Yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quý, sa thạch và hàng loạt di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10km đã được phát hiện.Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà La Môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào miền Nam Ðông Dương từ đầu Công nguyên. Nằm trong một tổng thể di chỉ khảo cổ ở Ðồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Ðức Hòa Long An), di tích Óc Eo - Bình Tả được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hóa của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đại.                                                                                            (Theo Vnexplore.net)
Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
03:39 PM - 15/02/2011
Vị trí: Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.Đặc điểm: Ðây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá -Thông tin xếp hạng ngày 9-4-1992. Toàn bộ khu di tích rộng 3,6 ha, chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm cụ Phó bảng; nhà sàn và ao cá Bác Hồ, mô phỏng nơi ở và làm  việc của Bác ở Hà Nội. Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng, mái hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng - biểu tượng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ. Hàng năm, cứ vào ngày 27-10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.Hàng triệu du khách trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.                                                                                     (Theo Vnexplore.net)
Tháp Dương Long
09:49 AM - 14/02/2011
Vị trí: Tháp Dương Long thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.Đặc điểm: Tháp Dương Long còn có tên là tháp Ngà, gồm 3 tháp, tháp giữa cao 24m, hai tháp hai bên cao 22m. Ðây là một trong những cụm tháp đẹp nhất còn lại của miền Trung Việt Nam.Từ quốc lộ 1A, tới Gò Găng, cách TP. Qui Nhơn 40km và TP. Ðà Nẵng 270km, rẽ theo hướng tây vào sân bay Phú Cát, trước cổng sân bay, rẽ trái, đi tiếp chừng 9km nữa là tới.  Phần thân tháp xây gạch, các góc được ghép những tảng đá lớn và các trang trí điêu khắc đều bằng đá. Cửa tháp quay hướng đông và được nâng lên khá cao, chừng khoảng 1,5m và khung cửa là những khối đá lớn. Nửa phần trên của tháp gần như là những khối đá lớn xếp chồng lên nhau rất khéo. Ở các góc là những mảng chạm lớn với hình những con vật chim thần: Garuda, Voi, Đại bàng... Các mặt phẳng của tường được phủ nhiều bức phù điêu lớn có hình lá đề, mô tả cảnh múa hát, tu sĩ. Những người này được thể hiện có đầu tương đối lớn, đội mũ có chỏm cao. Ðặc biệt là những đỉnh tháp ở đây là những bông sen vĩ đại với nhiều lớp cánh hoa hơi hướng lên trên. Mọi chi tiết trang trí ở tháp này đều rất lớn, trổ trên sa thạch, đường nét rõ ràng và còn giữ được rất tốt. Chỉ riêng những khối đá lớn trên mái đã bị xô lệch nhiều.                                                                                 (Theo Vnexplore.net)
Đánh thức Châu Nham
09:04 AM - 29/01/2011
Núi Đá Dựng còn có tên là Châu Nham (tên cổ là Bạch Thấp) thuộc hệ thống núi đá vôi vùng Hà Tiên, nằm trong địa phận xã Mỹ Đức cách trung tâm thị xã Hà Tiên 4km. Nhìn từ hướng quốc lộ 80, núi có hình thang mà mặt tây bắc chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia vài chục mét. Núi Đá Dựng có đến 11 hang động. Chuyện dân gian xưa kể rằng khi chân núi còn tiếp giáp với biển cạn, chen chúc bao quanh những hang động hình thành từ chân sóng là những cánh rừng tràm, lau sậy rậm rạp đã trở thành sân chim cho các loài chim phương nam tìm về làm tổ, sinh sôi. Đô đốc Hà Tiên Mạc Thiên Tích và các thi nhân tao đàn Chiêu Anh Các từng ví khung cảnh đàn cò trắng lao xao bay về đậu trên núi là một trong mười cảnh đẹp xứ Hà Tiên (Hà Tiên thập cảnh). Lướt qua những hang dưới chân núi, hang số 4 hay còn gọi hang Quân Y là nơi lưu dấu nhiều di tích tôn giáo từ thuở khai sơn. Cảnh vật lung linh ẩn hiện dưới làn sương mờ ảo trông u tịch, thâm nghiêm. Đây đó còn ngổn ngang nhiều khối thạch nhũ vỡ vụn do bị bom đạn trong thời kỳ các chiến sĩ cách mạng chọn hang làm căn cứ chống Mỹ. Núi Châu Nham không cao, chỉ khoảng 100m nhưng hiểm trở bởi vách núi thẳng đứng, lởm chởm với những hang động cheo leo, ngóc ngách. Trước đây người khỏe mạnh dẻo dai leo trèo suốt buổi cũng chỉ đến được vài hang ở quãng giữa ,thì nay đã có đường bằng đá hộc dài gần 800m lên núi, vừa an toàn lại mất ít thời gian. Người dân Hà Tiên vẫn nằm lòng 11 cái tên: hang Biệt Động, hang Quân Y, hang Thạch Sanh, hang Thầy, hang Nam Vang, hang Thập Điện, điện Hoàng Gia, điện Bồng Lai… Mỗi cái tên gợi nhớ một sự kiện lịch sử hay người có công khai phá. Tọa lạc trên đỉnh núi, hang Thạch Sanh còn khá nguyên vẹn và là hang đẹp nhất trong quần thể các hang núi Châu Nham. Có lẽ do đường đi trắc trở nên chưa có sự xâm phạm nào đáng kể của con người. Hầu hết những khối thạch nhũ trong hang tạo hình từ năm phiến dây đàn theo truyền thuyết Thạch Sanh; ở đây có giếng Tiên là nơi tiên nữ thường giáng trần tắm mát, có hang Trống Ngực nơi mà ai chui qua, lấy tay vỗ nhẹ vào ngực sẽ nghe vang lên âm thanh tựa tiếng trống, hang Rồng với gò đá nhấp nhô có vảy như thân con rồng.                                                             (Theo mangdulich.com)

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019

Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ

Đường dây nóng: 0866.909.369

Email: [email protected]

Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020

Fax: 0271.3870720

Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065