"Tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong APEC"
07:52 PM - 01/09/2012
Chủ tịch nước Trương Tấn SangNhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 20 tổ chức tại Vladivostok, Liên bang Nga, từ ngày 6đến ngày 9-9 tới.Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) thành lập năm 1989 theo sáng kiến của Australia. Đây là Diễn đàn hợp tác về kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc.Mục tiêu của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tự do hàng hóa thương mại và đầu tư và bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, APEC năm 2012 đang đối mặt tình hình chính trị, an ninh thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, kinh tế thế giới phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vòng đàm phán Doha chưa có tiến triển. Tuy còn nhiều khó khăn, song châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, liên kết cũng như trong đàm phán các hiệp định khu vực mậu dịch tự do, được các nước lớn coi trọng và thúc đẩy quan hệ.Diễn đàn APEC tiếp tục là một cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu của châu Á-Thái Bình Dương, hội tụ 21 nền kinh tế thành viên trong đó có 9 thành viên của G20, chiếm 59% dân số thế giới, đóng góp hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu. Các thành viên đều coi trọng hợp tác trong Diễn đàn.Trong 14 năm kể từ khi gia nhập APEC (11/1998) Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm của Diễn đàn, chủ động thúc đẩy hợp tác APEC trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và các hợp tác khác. Việt Nam cũng đãđăng cai tổ chức thành công hơn 70 sáng kiến và hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống chủ nghĩa khủng bố...Bên cạnh việc tham gia, đóng góp tích cực tại các Hội nghị cấp cao và Hội nghị Bộ trưởng hàng năm, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công APEC năm 2006, đặc biệt là Hội nghị cấp cao 14 tại Hà Nội (11-2006), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế 18 (11-2006), Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC; 6 Hội Nghị Bộtrưởng chuyên ngành (thương mại, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính, du lịch, tài chính và ngân hàng, phát triển bền vững); ba đợt Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) và hàng trăm cuộc họp nhóm công tác chuyên ngành.Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp cho hoạt động của các nhóm công tác, xây dựng các Chiến lược và Kế hoạch hành động của APEC trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết của APEC, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến mới, đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Nhóm công tác y tế kỳ 2009-2010.Việt Nam tham gia APEC 2012 có nhiều nét mới với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được đẩy mạnh sau chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Liên bang Nga tháng Bảy vừa qua và hai bên đang tích cực thúc đẩy Tuyên bố khởi động đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 20.Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trong APEC ngày càng được nâng cao, các thành viên đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong năm 2012 và nhất tríủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch nhóm công tác APEC về Đối phó với tình trạng khẩn cấp nhiệm kỳ 2012-2013...Ngoài ra, các nội dung hợp tác của APEC phù hợp với quan tâm và lợi ích của Việt Nam (tăng cường liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, ứng phó với thiên tai) đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.
Tư liệu khẳng định Hải Nam là biên giới cuối của TQ
04:22 PM - 28/08/2012
Ngày 28-8, tại Trụ sở Báo Giác Ngộ, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ Công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo,” xuất bản dưới triều Vua Quang Tự nhà Thanh (1875-1908). Tập sách này có kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc.  Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo” trước báo chíTập sách do cụ Trần Đình Bá (1867-1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916-1925) đã cho sao chép cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (số 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế), truyền đến đời thứ 4 là Trần Đình Sơn thừa kế, di chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968, hiện vẫn được lưu giữ tại 128 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh.Tập sách Địa dư đồ khảo, viết trên giấy xuyến tốt, bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ chi tiết đính kèm.Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Dân tộc và Phật giáo luôn gắn liền với nhau. Bằng việc công bố tài liệu cổ liên quan đến vấn đề lãnh hải của đất nước, Giáo hội Phật giáo quan niệm rằng, ngoài công việc tu học theo giáo pháp của Đức Phật, những việc gì mang lại lợi ích cho dân tộc, cho số đông cũng là Phật sự - việc cần phải thực hiện.Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng dạy về Luật học và Chính trị tại Đại học Picardia (Pháp) đánh giá cao đóng góp của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã cung cấp một chứng cứ mới, thêm một trong những bằng chứng “sáng chói”, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; khẳng định từ xa xưa, chính Trung Quốc chỉ công nhận biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết thêm: Ngày nay tại Du Lâm, cực Nam của Hải Nam vẫn còn các tảng đá rất to lớn ghi hàng chữ lớn Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển), hoặc Hải Khoát Thiên Không (biển rộng trời không, mênh mông vô bờ bến).Ông cũng trích bài viết về biển Đông của học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc), có đoạn viết: “Vào thời nhà Thanh, có một chiếc tàu buôn của Pháp chở đồng đi qua vùng biển Tây Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch. Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng chứng để khi về báo cáo lại với chủ hãng và đòi bảo hiểm bồi thường. Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ địa phương. Viên quan địa phương nói với thuyền trưởng người Pháp: 'Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác. Đất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm. Không quản được mà cũng không muốn quản.' Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng. Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy ngoài biển, coi như đã truy bắt cướp. Đó là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: Chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó. Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho Tây Sa là lãnh thổ của mình, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó. Điều đó chẳng chứng minh Tây Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao?”.

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019

Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ

Đường dây nóng: 0866.909.369

Email: [email protected]

Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020

Fax: 0271.3870720

Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065