Myanmar-Ấn Độ cam kết ổn định đường biên giới
12:00 AM - 20/01/2012
Ngày 20-1, Myanmar và Ấn Độ đã cam kết tăng cường hợp tác nhằm xây dựngđường biên giới chung ổn định và hữu nghị.Cam kết trên được đưa ra tại hội nghị cấp quốc gia về đường biên giới diễn ra ở thủ đô Nay Phi Taw của Myanmar với sự tham dự của Thứ trưởng Nội vụ nước chủ nhà, Thiếu tướng Kyaw Zan Myint và Thứ trưởng Nội vụ Ấn Độ R.K. Singh.Hai bên đã thảo luận việc ký kết bản ghi nhớ chung về các vấn đề biên giới và những lợi ích chung giữa hai nước, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác nhằm nâng cao đời sống của người dân sinh sống tại các khu vực này.Tháng 10-2011, Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Ấn Độ theo lời mời của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil.Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường quan hệ hợp tác và phối hợp hiệu quả giữa lực lượng an ninh và tình báo hai nước trong việc đối phó với các mối đe dọa như buôn lậu vũ khí, ma túy và khủng bố.Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí củng cố hơn nữa cơ chế quản lý biên giới và cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ của nhau, không cho phép các tổchức khủng bố và bạo loạn sử dụng lãnh thổ hai nước để làm nơi đào tạo, ẩn náu và thực hiện các hoạt động thù địch khác.
Tập tục ngày tết trên thế giới
12:00 AM - 19/01/2012
Các tập tục trong dịp tết ở các quốc gia đôi khi kỳ lạ song đều có điểm chung là cầu mong may mắn và thịnh vượng sẽ đến trong năm mới. 1. Tết Hàn Quốc Sebae là một kiểu cúi đầu truyền thống trong dịp Seollal, ngày đầu năm mới, và các lễ hội khác ở Hàn Quốc. Trẻ em Hàn Quốc sẽ chúc mừng năm mới cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình bằng cách cúi đầu và nói câu "Saehae bok manhi badeuseyo" (Chúc năm mới nhiều may mắn). Tương tự Việt Nam, tết Hàn Quốc được xem là một kỳ nghỉ dành cho gia đình. Nhiều người sử dụng ba ngày lễ để trở về quê thăm cha mẹ và họ hàng, nơi họ thực hiện những lễ nghi cổ truyền. Người Hàn Quốc thực hiện nghi thức Sebae Phần đông người Hàn Quốc mang bộ trang phục hanbok truyền thống trong dịp tết. Song ngày nay, các gia đình nhỏ có xu hướng bỏ qua nghi thức và mặc những bộ đồ trang trọng khác thay vì hanbok. Nhiều người Hàn Quốc chào đón năm mới bằng cách đến những địa điểm ở bờ biển phía đông như Gangneung và Donghae ở tỉnh Gangwon, nơi họ sẽ đón những tia nắng đầu tiên của năm mới. 2. Tết Nhật Bản Mặc dù đã chuyển sang áp dụng lịch tết theo phương Tây từ thời Minh Trị, tết Nhật Bản vẫn giữ lại những phong tục truyền thông trong những ngày đầu năm mới, tức Oshogatsu. Kadomatsu là một loại cây được trang trí trước cửa nhà tương tự cây nêu ở Việt Nam trong thời gian tết. Người Nhật cũng tổ chức Bonenkai, tức tiệc tất niên, cùng bạn bè và đồng nghiệp để gác lại những tranh cãi hay bất đồng của năm cũ. Họ thường uống khá nhiều trong những dịp này. Đã có tiệc tiễn năm cũ hẳn phải có tiệc đón năm mới, gọi là Shinnenkai, và dĩ nhiên cũng phải uống mừng. Otoshidama là một truyền thống khác về việc tặng món quả nhỏ hoặc okane (tiền) cho trẻ em. Người dân xứ sở mặt trời mọc cũng có tập tục rung chuông 108 lần để tống khứ đi những phiền muộn, nợ nần, bất đồng và thói quen xấu. Người Nhật thường uống rất nhiều trong dịp Bonenkai 3. Mặc đồ chấm bi ở Philippines Mặc những bộ đồ chấm bi trong ngày đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và thành công trong năm mới, theo quan niệm cổ truyền của người Philippines. Ném tiền xu vào trong nhà lúc nửa đêm giao thừa cũng sẽ mang may mắn và của cải vào nhà trong năm mới. 4. Đón năm mới với cảm giác mạnh Có lẽ Nga là nơi có tập tục mừng năm mới nguy hiểm và lạ lùng nhất, lặn xuống hồ Baikal, hồ nước sâu và lâu đời nhất thế giới. Các thợ lặn chuyên nghiệp ở Siberia, đặc biệt từ thành phố Novosibirsk, rất nổi tiếng với những màn trình diễn lặn nguy hiểm. Họ đào một cái lỗ trên mặt băng và lặn xuống độ sâu 40 mét ở nhiệt độ âm 20 độ C, mang theo cây thông năm mới. Sau đó, các thợ lặn sẽ thực hiện những nghi thức nhảy múa xung quanh cây thông. Trong lúc đó, hai nhân vật Ông già Tuyết (Father Frost) và Cô gái Tuyết (Snow Maiden) cũng tham dự màn ăn mừng và chụp hình với các thợ lặn. 5. Đón tết tại nghĩa địa ở Talca, Chile Đây không phải là ngày lễ Các linh hồn song là truyền thống kỳ lạ của một cộng đồng ở thành phố Talca, Chile. Họ tụ tập tại nghĩa trang cộng đồng của thành phố từ đêm giao thừa đến ngày hôm sau để đón tết cùng những người thân đã mất. Truyền thống này bắt đầu vào năm 1995, khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa địa để đón năm mới cùng người cha quá cố. Sau đó, truyền thống này lan rộng đến 5.000 dân cư ở Talca. Sau khi vị linh mục kết thúc buổi lễ, thị trưởng Talca sẽ mở cổng nghĩa địa để người dân mừng năm mới vào lúc 11 giờ đêm, đêm giao thừa. Người dân Talca thường ra nghĩa địa để đón năm mới 6. Mang quần lót vàng, tập tục tết ở Bolivia Tập tục lạ lùng trong năm mới ở Bolivia là mua một cái quần lót màu vàng và phải thay quần lót ngay sau nửa đêm để may mắn sẽ đến trong năm mới và tìm kiếm được một người tình. 7. Mang quần lót đỏ, tập tục tết ở Ý Người Ý và người Mexico tin rằng mang quần lót đỏ trong đêm giao thừa sẽ mang lại may mắn. 8. Truyền thống thông linh trong năm mới ở Mexico Người Mexico tin rằng họ có thể giao tiếp được với các linh hồn của người chết và ngày đầu năm là ngày thích hợp nhất để làm việc này. Tại một quán trọ cổ ở thị trấn Taos của Mexico, người ta cung cấp dịch vụ giao tiếp với người chết với giá 15 USD trong 15 phút. Cũng tại Mexico, người ta tin rằng việc băng qua ngã tư với một chiếc va ly trong đêm giao thừa sẽ giúp bạn có cơ hội đi du lịch trong năm mới và có một cuộc sống mới tại nước khác. 9. Lễ hội té nước ở Thái Lan Songkran hoặc tết không chỉ diễn ra tại Thái Lan mà còn có mặt ở những nước lân cận như Campuchia, Myanmar và Lào, diễn ra từ ngày 13 đến 15-4. Một trong những tập tục nổi tiếng nhất vào dịp Songkran là té nước. Người Thái đổ ra đường với những dụng cụ chứa nước hoặc súng nước để dội ướt bạn bè hoặc khách qua đường. Tuy nhiên, năm nay có lẽ lễ hội sẽ không còn khiến nhiều người phấn khích bởi họ đã quá ngán ngẩm với nước trong trận lũ lịch sử mới đây ở Thái Lan. Đây cũng không phải là hoạt động chính duy nhất trong dịp tết. Songkran là thời điểm truyền thống để bày tỏ sự kính trọng với người cao tuổi, bao gồm các thành viên trong gia đình, bạn bè, xóm giềng và sư sãi. Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan 10. Ném chén đĩa vào nhà hàng xóm Người Đan Mạch có truyền thống ném chén đĩa vào cửa nhà hàng xóm trong đêm giao thừa. Song thay vì giận giữ, những người hàng xóm rất vui vẻ nếu thấy một đống chén, đĩa và ly bể trước cửa nhà trong ngày 1-1. Điều đó có nghĩa là họ có nhiều bạn. 11. Đón gió mới ở Ireland Phụ nữ độc thân ở Ireland nên đặt cây tầm gửi dưới gối để có thể tìm được người chồng tương lai. Họ cũng tin rằng cây tầm gửi có thể tống khứ xui rủi nếu bạn được nhận nó. Người Ireland cũng tin rằng nếu gió thổi từ hướng tây vào nửa đêm, thì may mắn sẽ đến trong năm. Song nếu ngọn gió đến từ phía đông, vận rủi sẽ đến.                                                                            (Theo TNO)

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019

Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ

Đường dây nóng: 0866.909.369

Email: [email protected]

Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020

Fax: 0271.3870720

Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065