NASA vừa phát hiện ra bí ẩn địa chất trên Sao Hỏa
09:45 AM - 17/09/2012
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết robot tự hành Opportunity đã có một phát hiện mới khiến các nhà địa chất học tò mò và hào hứng.Thiết bị đổ bộ lên Sao Hỏa từ năm 2004 này đã đi ngang qua một bãi đá lộ có những hạt li ti trồi lên mặt đất với đường kính 1/8 inch (3mm), điều mà các nhà khoa học chưa từng thấy trước đó.Đề cập đến hình ảnh mới được gửi về từ Sao Hỏa, nhà phân tích chính của sứ mệnh Opportunity, ông Steve Squyres tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, Mỹ nói: "Đây là một trong những bức ảnh khác thường nhất trong toàn bộ sứ mệnh của Opportunity. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy những hạt li ti tập trung dày đặc như vậy trong một bãi đá lộ trên Sao Hỏa."Nhìn thoáng qua, các nhà nghiên cứu tưởng những vật thể này giống với các hạt cầu có hàm lượng sắt cao, được phát hiện gần địa điểm hạ cánh của Opportunity. Những hạt này được hình thành khi khoáng vật tách khỏi nước và kết tủa thành hạt cứng. Chúng là một phần trong bằng chứng cho thấy Sao Hỏa từng có nước.Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì phát hiện mới này "khác về mật độ, cấu trúc, thành phần và sự phân bố." Sẽ phải mất một thời gian để tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng này.Tàu Opportunity phát hiện các khối cầu tý hon trên tại bãi đá lộ Kirkwood thuộc khu vực Cape York nằm ở viền phía Tây của Hố Endeavour.Mặc dù đã hoàn thành sứ mệnh chính của mình cách đây hơn 8 năm, song đến nay tàu thăm dò Opportunity vẫn tiếp tục các nhiệm vụ mới không nằm trong chương trình của NASA.
Phát hiện một vết đen dài 800.000km trên Mặt trời
03:53 PM - 10/08/2012
Theo hãng tin CNN, trong chuyến du hành vũ trụ mới đây các phi hành gia thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) của Mỹ đã phát hiện thấy một vết đen khổng lồ trên bề mặt Mặt trời. Vết đen là một dải tối dài khoảng 800.000 km.Thiết bị cảm ứng helioseismology tinh vi nhất giúp theo dõi hoạt động diễn ra trên mặt trời một cách cụ thể nhất đã ghi được hình ảnh đặc biệt trên. Các chuyên gia của NASA hiện đang nổ lực tìm hiểu sự bắt nguồn và phân tích bản chất của hiện tượng bất thường nay.Theo giả thuyết ban đầu, vết đen khổng lồ trên có thể bắt nguồn từ sự tích tụ khí lạnh dày đặc, nén lại trên bề mặt thiên thể nhờ từ trường, và màu sắc tối đen của vết nứt trên có thể là do nhiệt độ tại đó thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của Mặt trời.Còn Rachel Howe and Frank Hill thuộc Đài quan sát Mặt trời Quốc gia (NSO) tại Tucson, Arizona, cho rằng mặt trời đã sinh ra các dòng chảy khí quyển hẹp gần hai cực của nó theo chu kỳ 11 năm. Các dòng chảy này di chuyển chậm chạp từ 2 cực tới xích đạo, và khi một dòng tới được điểm quan trọng trên vĩ độ 22, các vết đen mặt trời của chu kỳ mới bắt đầu xuất hiện.Hai nhà khoa học trên cũng đã từng công rằng dòng chảy liên quan tới chu kỳ mặt trời mới đây di chuyển chậm bất thường, mất tới 3 năm để đi qua 10 vĩ độ trong khi ở chu kỳ trước, quá trình này là 2 năm.Ngoài ra, Các khối khí quyển di chuyển bên trong mặt trời cũng phát ra sóng áp lực và âm thanh lớn như một quả chuông khổng lồ. Bằng cách nghiên cứu các rung động của bề mặt mặt trời, các nhà khoa học có thể sẽ phát hiện được cơ chế hoạt động bên trong nó, cung cấp sơ đồ chính xác các lớp bên dưới bề Mặt trời.

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019

Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ

Đường dây nóng: 0866.909.369

Email: [email protected]

Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020

Fax: 0271.3870720

Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065