Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hải quân Việt Nam
12:00 AM - 24/08/2011
Theo PGS.TS Hồ Khang, Phó viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: "Từ tư liệu xác thực, chúng ta có thể biết rõ sự quan tâm đặc biệt và vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hải quân Việt Nam trong các thời kỳ của lịch sử cách mạng Việt Nam".>> Hồi ức của vị trợ lý Đại tướng Võ Nguyên Giáp>> Những bức ảnh chưa từng công bố về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra vùng biển Quảng Ninh, khẳng định Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển hải đảo của Tổ quốc. (Nguồn: Sách “Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp”)Xin giới thiệu cùng bạn đọc những thông tin quan trọng sau đây. Đó là những tư liệu từ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam với nguồn từ các cuốn sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp "Tổng hành dinh trong mùa Xuân Đại thắng" của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, "Chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển" của nhà xuất bản Quân đội nhân dân và cuốn "Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam" (1955-2005), nhà xuất bản Quân đội nhân dân.Từ "Ban nghiên cứu thủy quân"...Do nước ta có vị trí quan trọng, có bờ biển dài, nhiều sông lớn, nên từ xa xưa tới nay kẻ địch bên ngoài thường lợi dụng biển và sông để xâm lược nước ta. Và ở trên biển, trên sông, trong quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao truyền thống chống ngoại xâm anh hùng, bất khuất… Kể từ khi vua Hùng dựng nước, dân tộc ta đã ghi biết bao sự tích anh hùng trên non sông nước ta nói chung, trên sông biển nước ta nói riêngNgày 19-7-1946, quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng ra quyết định số 125/QĐ thành lập trong Quân đội quốc gia ngành Hải quân Việt Nam, đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng về phương diện quản trị và Quân sự Ủy viên hội về phương diện điều khiển. Thực hiện quyết định của Chủ tịch nước, ngày 10-9-1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Quân sự ủy viên hội ra Nghị định số 103/NĐ thành lập “Cơ quan Hải quân” (Hải đoàn bộ) do một Hải đoàn trưởng điều khiển trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Nhưng do tình hình lúc đó, nhất là phải tập trung cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các quyết định đó chưa có điều kiện thực hiện. Song đây là cơ sở để sau này xây dựng một tổ chức Hải quân nhân dân Việt Nam phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.Ngày 8-3-1949, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam ra Nghị định (số 604/QĐ, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp kí) thành lập Ban nghiên cứu thủy quân thuộc Bộ Tổng tham mưu, tiến tới thành lập lực lượng hải quân.đến Đại tướng với binh chủng Hải quânNgày 24-8-1955, lễ thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng được tổ chức trọng thể tại Trường Huấn luyện bờ biển, bên bờ sông Cấm - Hải Phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham dự và chỉ thị: “Các đồng chí là những người được lựa chọn trong toàn quân về để xây dựng binh chủng mới của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hai thủy đội này là những viên gạch đầu tiên, là tiền thân của lực lượng tàu chiến đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam sau này"."Bờ biển nước ta dài và rộng, trên bờ có đông dân cư, có các trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng, dưới biển có nhiều tài nguyên quí giá. Kẻ địch còn đang lén lút phá hoại. Các đồng chí từ con em của nhân dân mà ra, nên phải ra sức phát huy truyền thống của quân đội nhân dân anh hùng, hãy dũng cảm khắc phục khó khăn để làm tròn nhiệm vụ bảo vệ bờ biển của Tổ quốc, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân ta,” Đại tướng đã viết.Khi đường Hồ Chí Minh trên biển được thành lập và chi viện tích cực cho chiến trường miền Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo dõi chặt chẽ và thường xuyên có những chỉ thị chỉ đạo kịp thời. Đại tướng nhắc nhở cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ vận tải đường biển: “Đường biển là đường duy nhất có thể chi viện cho đồng bằng sông Cửu Long. Vậy ta phải giữ cho được bí mật về con đường này. Phải kiểm tra thật kỹ, nắm chắc từng chuyến đi vào Khu 5. Không có một sai sót nhỏ đáng tiếc khiến kẻ địch nghi ngờ, ngăn chặn ta chi viện bằng đường biển cho các chiến trường Nam bộ và Khu 5”.Tháng 11-1964, sau khi chuyến chở hàng từ miền Bắc vào bến Lộ Giao (Hoài Nhơn - Bình Định) gặp khó khăn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị: “Không sử dụng bến Lộ Giao nữa, phải theo dõi chặt chẽ tình hình địch ở quanh khu vực vào, xem chúng có phát hiện ra ý đồ của ta không. Các đồng chí cần tìm bến mới ở Phú Yên, nơi đang cần vũ khí”.Ngày 9-7-1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định giải thể Khu tuần phòng 1, thành lập Trung đoàn 171 tàu tuần tiễu - săn ngầm thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân; tổ chức Trung đoàn 171 gồm 3 phân đội 3, 6, 7 và hai tiểu đoàn 100, 200. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định giải thể Khu tuần phòng 2, thành lập Trung đoàn 172 tàu phóng lôi làm nhiệm vụ đánh tàu địch.Tháng 2-1965, sau khi việc vận chuyển tàu chở hàng vào Vũng Rô bị địch phát hiện, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp ra chỉ thị: “phải ngừng ngay việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam. Cần tổ chức rút kinh nghiệm sâu sắc về việc này từ cơ quan cấp trên đến đơn vị cơ sở để tiếp tục làm tốt hơn”.Tháng 8-1970, tham dự lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Quân chủng Hải quân và kỷ niệm 6 năm đánh thắng trận đầu của Quân chủng (7-5-1964), Đại tướng Võ Nguyễn Giáp nêu rõ: “Trải qua 15 năm xây dựng và chiến đấu, hải quân ta đã có những tiến bộ lớn, cùng với toàn quân và toàn dân lập được nhiều thành tích và chiến công xuất sắc. Những chiến công và thành tích đó càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp "chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết chiến quyết thắng" của Hải quân nhân dân Việt Nam”.Tháng 10-1970, tàu 41 (Đoàn 125) tổ chức vận chuyển theo phương thức mới là dùng xuồng cao su bọc nhôm chuyển tải hàng từ tàu vào bến hiệu quả rất sáng tạo. Ngày 11-10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp gỡ biểu dương, khen ngợi thành tích của cán bộ, thủy thủ tàu 121.Và "Đặc biệt là quần đảo Trường Sa"Tháng 3-1975, ngay sau khi chiến thắng Buôn Ma Thuột, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp cùng với Quân ủy Trung ương kiến nghị với Bộ chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”.Ngày 2-4-1975, tại tổng hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị cho đồng chí Lê Trọng Tấn: “Ngoài nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh cho quân khu V và Bộ Tư lệnh Hải quân, tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa".Đại tướng đã nhấn mạnh: "Vùng này có thể có tàu chiến của Hạm đội 7 và hải quân các nước khác hoạt động. Hải quân ngụy cũng được trang bị các loại tàu lớn. Do đó, nghệ thuật tác chiến phải kiên quyết, táo bạo, đồng thời phải hết sức mưu trí, sáng tạo, bất ngờ".Đồng thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị sát sao: "Các đơn vị có nhiệm vụ sẵn sàng, có thời cơ là đánh được ngay, bảo đảm chắc thắng. Đánh phải đúng lúc. Nếu có hiện tượng chúng rút, phải tranh thủ đánh chiếm ngay. Nếu tình hình chung địch bị nguy khốn, nhất là ở Sài Gòn, Bộ sẽ thông báo để kịp thời đánh chiếm. Nếu quân nước ngoài đã chiếm đảo thì ta kiên quyết chiếm lại. Nếu có khó khăn thì xin chỉ thị của Bộ”.