Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:10 AM - 18/05/2012
Sáng 18-5, nhân kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19-5-1890 - 19-5-2012), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Bác. Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủvà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viếng Chủ tịch Hồ Chí MinhĐoàn đại biểu Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác gồm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm.Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt và các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và các vị lão thành cách mạng cùng dự lễ viếng.Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại."Cũng trong sáng 18-5, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài phát biểu bế mạc hội nghị TW của Tổng Bí thư
10:13 AM - 16/05/2012
Sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã kết thúc tốt đẹp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghịlần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Phát biểu tại phiên bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát lại những kết quả nổi bật của Hội nghị; đề nghị toàn Đảng, toàn dân và quân ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, triển khai thực hiện có kết quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, bảo đảm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2012. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu: "Thưa các đồng chí Trung ương, Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị, Sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc vào các đề án, báo cáo, tờ trình. Đã có hơn 750 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và Hội trường; nhiều đồng chí gửi ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào các dự thảo nghị quyết, kết luận. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nội dung các nghị quyết, kết luận của Hội nghị. Để kết thúc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin phát biểu mấy ý kiến, làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được. 1- Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 Đây là một nội dung rất lớn, đặc biệt quan trọng của Hội nghị lần này. Trung ương đã thảo luận, tranh luận rất sôi nổi, thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm và thống nhất nhận định: Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, là đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta, chế độ ta trong thời kỳ mới. Hiến pháp năm 1992 đã quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Hiến pháp đã tạo cơ sở hiến định cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trung ương nhấn mạnh, cần phải thấy hết những giá trị to lớn và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1992. Ra đời trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta vừa mới bắt đầu, tình hình thế giới có những biến đổi to lớn và rất phức tạp. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, tạo nên cơn chấn động chính trị lớn nhất trong phong trào cách mạng thế giới; và là thách thức vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Ở trong nước, chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế-xã hội, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng, với bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí cách mạng kiên định và tầm nhìn chiến lược sáng suốt, Đảng ta tại Đại hội VII (tháng 6-1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Và chỉ chưa đầy một năm sau, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp 1992 trên cơ sở sửa đổi căn bản, toàn diện Hiến pháp năm 1980, kịp thời thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng mà tập trung ở Cương lĩnh năm 1991. Năm 2001, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta, tại Đại hội IX (tháng 4-2001), tiếp tục có những bổ sung, phát triển quan trọng về đường lối đổi mới cả về kinh tế và chính trị, đối nội và đối ngoại. Và sau đó Hiến pháp năm 1992 được bổ sung, sửa đổi để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng. Có thể nói, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) là thành quả rất to lớn của cách mạng, là bước phát triển nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng ta, Nhà nước ta, đóng góp hết sức quan trọng, tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Đến nay, Hiến pháp năm 1992 đã đi qua chặng đường 20 năm. Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); có nhiều vấn đề mới được đặt ra, có những quy định của Hiến pháp năm 1992 đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết. Tuy nhiên, sửa đổi, bổ sung những gì và như thế nào, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp tư tưởng đúng đắn, khoa học, biện chứng, xuất phát từ yêu cầu phát triển và thực tiễn của đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (tháng 7-2011) đã chỉ rõ mục đích, yêu cầu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc tổng kết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Tại Hội nghị lần này, Trung ương đã xem xét, thảo luận Báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, cơ bản tán thành nhiều nội dung của Báo cáo và Tờ trình. Đồng thời tiếp tục nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn. Các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp. Về chế độ chính trị , phải khẳng định chế độ dân chủ ở nước ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra và có quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc - là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Các tổ chức của Đảng và đảng viên luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019

Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ

Đường dây nóng: 0866.909.369

Email: [email protected]

Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020

Fax: 0271.3870720

Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065