Ý NGHĨA CỦA LỄ KATHINA
Đại lễ Dâng Y Kathina đã trở thành ngày hội của giới phật tử trong mùa an cư kiết hạ. Ý nghĩa của lễ dâng y không chỉ khích lệ tín đồ phật tử thực thi đại hạnh bố thí, tri ân công đức của Đức phật Như Lai, tri ân công đức Tam bảo, công đức hàng phật tử hộ trì phật pháp; mà còn để nhắc nhở những phật tử tại gia và xuất gia nhớ về công đức của đàn tín. Đại Dâng y Kathina là một lễ hội tôn nghiêm, long trọng và thiêng liêng. Các phật tử ngoài dâng y, còn dâng lên chư tăng các phẩm vật khác nhằm tỏ lòng tri ân và sự chia sẻ khó khăn với những đệ tử xuất gia.
Sư sãi trong lễ Kathina ở một ngôi chùa tại tỉnh Sóc Trăng - Ảnh tư liệu
Đại lễ Dâng y không chỉ tạo nên nhiều thuận duyên cho phật tử tại gia dâng y mà ngay cả với phật tử xuất gia, việc thụ y cũng mang nhiều ý nghĩa. Trước hết, việc thụ y đúng thời, đúng pháp đã là một thắng duyên cho chư tăng trong mùa an cư; sau nữa, việc thụ y đúng pháp sẽ sinh công đức. Ý nghĩa của lễ dâng y còn nhắc nhở chư tăng tránh việc đam mê thụ hưởng, không những nguy hiểm cho bản thân mà còn tác hại đến những người khác.
LỄ KATHINA CỦA ĐỒNG BÀO KHƠME
Ngày 19-10-2014, (nhằm ngày 26 tháng 9 âm lịch) tại chùa Kh’lang (ngôi chùa Khơme nằm trong quần thể Làng văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam) ở Đồng Mô, Sơn Tây, (Hà Nội), Ban quản lý làng phối hợp Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ dâng Y Kathina, Phật lịch 2558, Dương lịch 2014. Đây là lần đầu tiên nghi thức dâng y của Phật giáo Nam tông Khơme được các sư sãi và tín đồ thực hiện một cách long trọng, trang nghiêm trong chính ngôi chùa với không gian đậm bản sắc Khơme mới được xây dựng tại thủ đô Hà Nội. |
Đối với đồng bào Khơme, chùa không những là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm của những hoạt động văn hóa. Mọi hoạt động trong đời sống văn hóa tinh thần của cả cộng đồng người Khơme trong các dịp lễ hội luôn gắn chặt với ngôi chùa. Đại lễ Dâng y Kathina chính là sự thể hiện tình cảm, tâm thức và nét cô kết cộng đồng của người Khơme đối với ngôi chùa. Đại lễ được tổ chức hàng năm trong vòng một tháng (từ ngày 15-9 đến 15 âm lịch) sau ngày mãn hạ. Trong thời gian này, mỗi chùa sẽ ấn định một ngày cụ thể cho phật tử cả trong và ngoài phum, sóc tiến hành. Lễ dâng bông, dâng y cà sa của đồng bào Khơme thường được tổ chức trong 2 ngày. Ngày đầu tiên diễn ra tại chùa, các sư sãi đọc kinh cầu nguyện để phum, sóc an lành, cầu phúc cho mọi người gặp nhiều may mắn. Ngày thứ hai, đồng bào phật tử sẽ tổ chức một đám rước quanh phum sóc và xung quanh chánh điện như minh chứng cho lòng thành của họ trước khi làm lễ dâng bông và dâng áo cà sa lên sư sãi. (*)
Kathina là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời của những người theo đạo Phật nói chung và của đồng bào Khơme Nam bộ nói riêng. Lễ hội đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong đời sống văn hóa đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Đức Hồng
(*) Nguồn: Theo “Đạo Phật ngày nay”
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065