“Xuân đất nước - Từ biển đảo đến Trường Sa” là chủ đề của Ngày thơ Việt Nam lần thứ XII năm 2014. Hoạt động do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trong 2 ngày 13-2 đến 14-2 (ngày 14 và rằm tháng Giêng), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Về sự kiện quan trọng nhất của làng thơ này, ngày 19-1, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ: Ngày thơ Việt Nam lần thứ XII năm 2014 được tổ chức nhằm nâng cao lòng tự hào truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, trách nhiệm của công dân trước vận mệnh của đất nước, đặc biệt với chủ quyền biển đảo. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong các hoạt động Ngày thơ Việt Nam của 11 thế kỷ qua...
Chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn tuần tra canh gác |
Ngày thơ năm nay được tổ chức trên toàn quốc trong đó trọng tâm là Hà Nội. Tại Hà Nội, Ban tổ chức huy động sự tham dự của 80 nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 28 câu lạc bộ thơ trên địa bàn thành phố như Câu lạc bộ thơ Tràng An, Thơ Đường Hà Nội, Thơ Lục bát Hà Nội, Thơ Nhà giáo Việt Nam, Văn thơ Bưu Điện…
Sinh viên của 5 trường đại học, học viện là Bách Khoa, Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Đại Nam, Khoa học xã hội và nhân văn và Cảnh sát cũng tham dự sự kiện này.
Nét mới trong Ngày thơ là nội dung thơ năm nay được mở rộng, trong đó tập trung nói về biển đảo, về bảo vệ Tổ quốc với tỷ lệ thơ tăng so với những năm trước. Các nội dung khác như: ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, tình yêu, cuộc sống… cũng sẽ làm phong phú thêm cho Ngày thơ, góp phần tạo nên một ngày thơ đa dạng, nhiều sắc màu.
Điểm nhấn của Ngày thơ năm 2014 là Tổ khúc trọng điểm về Điện Biên Phủ, chương trình giao lưu với các nhà thơ, nghệ sĩ đã từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sự xuất hiện, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật từ nhiều địa phương cũng mang tới những sắc màu dân gian, làm đầy thêm bức tranh dân tộc đa sắc trong Ngày thơ.
Những đặc sắc của Ngày thơ Việt Nam lần thứ XII tập trung ở hai sân thơ chính: Sân Thái Miếu, Sân Thái Học. Song khu vực Hồ Văn với sân thơ của các Câu lạc bộ như những đóa “Hoa thơ-mừng Xuân đất nước”; khu vực hồ Thiên Quang Tỉnh với Triển lãm “50 năm lớp Nhà thơ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mỹ 1964-2014” … góp phần không nhỏ làm nên sức hấp dẫn cho giới trẻ.
Dịp này, trên tất cả các sân trong, ngoài khu vực Văn Miếu - Quốc Từ Giám còn diễn ra nhiều hoạt động như: phát hành sách, tặng thơ, tặng chữ, thư pháp, giao lưu, phỏng vấn, tặng quà lưu niệm… Sau ngày Rằm tháng Riêng, từ 11-14/3, Hội Nhà văn Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam… tổ chức đoàn văn nghệ sĩ về nguồn và các đêm thơ nhạc tại Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là hoạt động tiếp nối, giúp Ngày thơ Việt Nam thêm ý nghĩa hơn.
Cũng trong ngày 19-1, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trao giải thưởng năm 2013 và kết nạp hội viên năm 2014. Bốn tác phẩm vượt qua gần 200 đề cử, nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013 là Tiểu luận “Phút giây huyền diệu” của nhà văn Ma Văn Kháng, tập truyện ngắn “Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương” của Nguyễn Trí, tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân và tiểu thuyết dịch “Nông dân” của Nguyễn Văn Thái.
Nguồn TTXVN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065