Theo đó, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí để triển khai thực hiện. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện theo kế hoạch hành động cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, gây lãng phí và những biểu hiện về lối sống xa hoa, lãng phí; khuyến khích động viên phong trào tiết kiệm trong sản xuất cũng như tiêu dùng.
Chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết sự liêm khiết, gương mẫu, mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đưa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, đơn vị.
Thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, như: Thực hiện công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước, công khai quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, chế độ, định mức, tiêu chuẩn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức, nghề nghiệp, việc nhận quà tặng; công khai quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển; chuyển đổi vị trí công tác, điều động cán bộ, công chức đối với một số vị trí nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng; công khai minh bạch tài sản, thu nhập, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, thu nhập; thực hiện nội quy, quy chế trong nội bộ, quy chế dân chủ cơ sở.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đồng thời kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế với cải cách công vụ; đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán. Thực hiện đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 đối với UBND cấp tỉnh theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, chủ động phát hiện sớm các hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng; tiếp tục phối hợp, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử, đảm bảo không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng từ những năm trước chuyển sang theo đúng quy định của pháp luật nhằm tạo lòng tin trong nhân dân và góp phần phòng ngừa tội phạm.
Kết hợp giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân với việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng; biểu dương tập thể và cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm những người bao che, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ theo đúng quy định của pháp luật.
T.S
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065