Điếc do xì mũi không đúng
Bé Nhật Linh 12 tuổi (Hà Đông - Hà Nội), bị viêm mũi dị ứng. Khi được mẹ mua thuốc nhỏ mũi, cháu rất tích cực vệ sinh mũi nhưng sau đó tai cháu bị ù.
Mẹ bé Nhật Linh cho biết, sau khi rửa mũi thấy vẫn bị nghẹt khó chịu, do chưa biết bịt một bên để xì mũi nên cháu cứ thế xì mũi ra hai bên. Sau khi bị ù tai, được mẹ đưa đi khám thì bác sĩ nói bé bị viêm tai giữa do xì mũi không đúng cách.
Cần phải dạy trẻ xì mũi đúng cách |
Theo BS.CKII Nguyễn Ngọc Phấn: “Điếc hoặc bị nặng tai khi về già là bệnh rất hay gặp. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý liên quan, nhưng cũng có thể do thói quen cá nhân như xì mũi không đúng cách”
Biểu hiện điếc ở giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ thấy tiếng vo ve, ong ong bên tai, dần dần các âm thanh nghe không rõ. Ngoài những bệnh nhân điếc bẩm sinh thì một số người điếc do tuổi tác. Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa cũng có thể dẫn đến điếc nếu không được điều trị.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều trường hợp trẻ em và những người trung tuổi hay có thói quen xì mũi, hít, hắt xì hơi mạnh khiến gây trở ngại cho các dây thần kinh thính giác, dẫn đến điếc.
Theo các bác sĩ Viện Tai Mũi Họng T.Ư, xì mũi tưởng là đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Mũi và tai thông với nhau qua vòi nhĩ, mũi và xoang thông với nhau qua các lỗ thông xoang.
Khi xì mũi không đúng, ta sẽ đẩy nước mũi lẫn với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn vào tai, gây viêm tai hoặc vào xoang gây viêm xoang; hay vào cả tai và xoang gây viêm thêm cả tai và xoang. Xì mũi đúng cách là nên há miệng và xì từng bên. Khi bị nghẹt mũi thì không nên rửa và xì nữa, tốt nhất là đưa đến bác sĩ chuyên khoa để hút ra.
Xì mũi thế nào cho đúng?
Sổ mũi là bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thay đổi. Ở Việt Nam, bệnh viêm mũi dị ứng còn là bệnh phổ biến của nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, việc xì mũi cho đúng cách cũng cần phải ... học.
Mặc dù xì mũi là phản ứng tự nhiên để tống các chất ứ đọng, các dịch nhầy ở mũi ra ngoài lấy lại sự thông thoáng và dễ thở. Nhưng nếu xì mũi không đúng cách rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi các chất nhày từ xoang chảy tới mũi chứa dịch bị kích thích bởi các yếu tố: nóng, lạnh, bụi... sẽ bị đặc hơn, gây ứ đọng trong mũi.
Thông thường, trẻ em không biết xì ra mà lại hít mạnh vào khiến các chất này đi xuống họng, ngược vào xoang gây viêm xoang. Hơn nữa, khi xì mũi trẻ thường bịt cả hai lỗ mũi để xì làm các chất ứ đọng đó cũng đi ngược vào xoang gây viêm họng, viêm phế quản.
Theo BS Nguyễn Ngọc Phấn, xì mũi đúng cách sẽ giúp cho người bệnh đẩy được một phần dịch mủ của xoang ra khỏi mũi xoang. Chỉ được xì mũi khi hai hốc mũi thực sự thông thoáng, khi xì mũi chỉ được bịt từng bên lỗ mũi một, không được bịt cả 2 bên, lỗ mũi còn lại phải thông thoáng cho không khí chạy ra.
“Khi xì mũi áp lực khí trong vòm mũi họng tăng rất cao, có thể tới +200mmH2O, nếu xì mũi không đúng cách, tai có thể có tiếng ót rồi ù tai là do khí bị đẩy vào vòi tai và hòm tai kéo theo dịch mủ và vi trùng gây biến chứng như: viêm tai giữa cấp, tắc vòi nhĩ, viêm tai màng nhĩ đóng kín.
Không được xì mũi khi mũi ngạt tắc, khi xì mũi chỉ được bịt một bên còn bên kia để thoáng” - BS. Phấn khuyến cáo.
Nguồn Infonet
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065