Ông Phu cũng cho biết, chưa hề có ca nhiễm nào Ebola tại Việt Nam. Thông tin đưa trên một số trang mạng về ca nghi ngờ nhiễm Ebola nhập viện là hoàn toàn không chính xác.
Theo ông Phu, dịch Ebola rất nguy hiểm, phải có biện pháp điều trị và phòng tránh lây lan. Mức độ lây lan dễ dàng hơn HIV, bởi chỉ cần tiếp xúc gần đã bị nhiễm trong khi lây HIV là cần có sự tiêm chích, truyền máu thực sự.
Chủ động phân tuyến điều trị
Bộ Y tế đã có các biện pháp giảm tối thiểu nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng nếu có ca bệnh. Mẫu bệnh phẩm cần được thu thập, bảo quản và vận chuyển theo đúng quy định về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM.
|
Theo các mức độ bệnh, dịch sẽ thực hiện kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly. Việc thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng đã được tính đến. Theo phân tuyến, các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Ebola tại phía Bắc là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; miền Trung là Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; miền Nam là bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ.
Phòng hộ tốt có thể tránh được Ebola
Theo nhận định của đại diện Tổ chức Y tế thế giới, nguy cơ dịch tại Việt Nam thấp, do: Ebola lây truyền qua tiếp xúc gần (tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc, động vật nhiễm vi rút Ebola, trong khi đó Việt Nam chưa từng có ca bệnh này). Ebola hiện có tại 4 nước Tây Phi, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi tiếp xúc với các ca bệnh ở đây. Và nếu có các phòng hộ tốt thì sẽ tránh được lây nhiễm.
Trong khi đó, Việt Nam đã có các phản ứng rất nhanh nhạy ứng phó nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập. Do đó, hiện tại có thể nhận định dịch Ebola ở Việt Nam là thấp.
Ông Trần Đắc phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông báo, hiện nay vẫn đang chờ sinh phẩm chẩn đoán từ Tổ chức Y tế thế giới. Hiện tại chuyên gia của CDC Hoa kỳ đã hỗ trợ các kỹ thuật về bất hoạt vi rút. Vì trước khi tiến hành xét nghiệm phân tử cần thực hiện công đoạn này. Khởi đầu của bệnh Ebola cũng có thể tương tự một số bệnh do sốt xuất huyết do vi rút Dengue hoặc bệnh do vi rút khác (sốt cao, đau nhức cơ, suy tạng), nhưng chẩn đoán bệnh còn liên quan đến yếu tố dịch tễ, ngoài yếu tố lâm sàng sẽ hướng đến bệnh do Ebola chỉ với trường hợp: từng tiếp xúc với ca bệnh, đi về từ vùng có dịch. Hiện tại, mặc dù chưa có sinh phẩm chẩn đoán nhưng vẫn có thể chẩn đoán các ca bệnh Ebola. Vi rút Ebola dễ lây lan nhưng có thể bị tiêu diệt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường, do đó cần rửa tay sạch bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Lưu ý, vi rút này có thể tồn tại trong môi trường, bề mặt đồ dùng, bàn chế, chăn ga do bị dính các chất tiết, dịch (nước mắt, nước tiểu, máu của người bệnh) trong vòng 1 tuần lễ. Do đó, có nguy cơ nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc gián tiếp với nguồn bệnh. Việc đảm bảo vệ sinh rất quan trọng trong phòng bệnh.
Nguồn TNO
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065