Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc và Cuba, ngày 25-10, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 đã tiến hành phiên họp toàn thể và bỏ phiếu thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cuba” (A/66/L4) với 186 phiếu ủng hộ, 2 phiếu chống (Mỹ và Israel) và 3 phiếu trắng (Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau).
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh Việt Nam chia sẻ quan điểm của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận Cuba.
Đại sứ khẳng định các chính sách và biện pháp cấm vận của Mỹ chống Cuba, trong đó có đạo luật Helms-Burton, đã vi phạm luật pháp quốc tế; vi phạm các nguyên tắc và tôn chỉ của Hiến chương Liên hợp quốc; ngăn cản sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc, trong đó có quyền tự lựa chọn hệ thống chính trị và đường lối phát triển; đồng thời tạo ra những tác động phi pháp vượt khỏi phạm vi lãnh thổ Mỹ đến chủ quyền của các nước cũng như những nỗ lực của cộng đồng quốc tế hướng tới một nền kinh tế thế giới bình đẳng và công bằng vì sự thịnh vượng chung của tất cả các quốc gia trên toàn cầu.
Tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đại diện các nước và các nhóm nước như G77, Tổ chức Không liên kết, Liên minh châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC)…cũng lên án mạnh mẽ và khẳng định lệnh cấm vận của Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có luật về tự do thương mại và tự do hàng hải, ngược lại các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời yêu cầu Mỹ có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và chấm dứt ngay lệnh cấm vận trái phép chống Cuba.
Phát biểu tại phiên bỏ phiếu, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính đáng của Havana yêu cầu Washington dỡ bỏ vô điều kiện cuộc bao vây, cấm vận phi lý này, đồng thời nhấn mạnh chính sách của Mỹ đối với Cuba đã vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng luật pháp quốc tế và nhân quyền.
Trong khi đó, Đại sứ của Nga tại Liên hợp quốc, Vitali Churkin, khẳng định những biện pháp phân biệt như cuộc bao vây cấm vận này là không thể chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay, đồng thời là bằng chứng cho thấy sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Cuba.
Sự ủng hộ của đại đa số các nước thành viên Liên hợp quốc đối với Nghị quyết trên một lần nữa khẳng định tình đoàn kết của cộng đồng quốc tế đối với Chính phủ và nhân dân Cuba, đồng thời cũng là sự lên án mạnh mẽ nhất đối với chính sách đơn phương cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới. Đây là lần thứ 20 liên tiếp trong 20 năm qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính chống Cuba.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh Việt Nam chia sẻ quan điểm của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận Cuba.
Đại sứ khẳng định các chính sách và biện pháp cấm vận của Mỹ chống Cuba, trong đó có đạo luật Helms-Burton, đã vi phạm luật pháp quốc tế; vi phạm các nguyên tắc và tôn chỉ của Hiến chương Liên hợp quốc; ngăn cản sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc, trong đó có quyền tự lựa chọn hệ thống chính trị và đường lối phát triển; đồng thời tạo ra những tác động phi pháp vượt khỏi phạm vi lãnh thổ Mỹ đến chủ quyền của các nước cũng như những nỗ lực của cộng đồng quốc tế hướng tới một nền kinh tế thế giới bình đẳng và công bằng vì sự thịnh vượng chung của tất cả các quốc gia trên toàn cầu.
Tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đại diện các nước và các nhóm nước như G77, Tổ chức Không liên kết, Liên minh châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC)…cũng lên án mạnh mẽ và khẳng định lệnh cấm vận của Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có luật về tự do thương mại và tự do hàng hải, ngược lại các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời yêu cầu Mỹ có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và chấm dứt ngay lệnh cấm vận trái phép chống Cuba.
Phát biểu tại phiên bỏ phiếu, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính đáng của Havana yêu cầu Washington dỡ bỏ vô điều kiện cuộc bao vây, cấm vận phi lý này, đồng thời nhấn mạnh chính sách của Mỹ đối với Cuba đã vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng luật pháp quốc tế và nhân quyền.
Trong khi đó, Đại sứ của Nga tại Liên hợp quốc, Vitali Churkin, khẳng định những biện pháp phân biệt như cuộc bao vây cấm vận này là không thể chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay, đồng thời là bằng chứng cho thấy sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Cuba.
Sự ủng hộ của đại đa số các nước thành viên Liên hợp quốc đối với Nghị quyết trên một lần nữa khẳng định tình đoàn kết của cộng đồng quốc tế đối với Chính phủ và nhân dân Cuba, đồng thời cũng là sự lên án mạnh mẽ nhất đối với chính sách đơn phương cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới. Đây là lần thứ 20 liên tiếp trong 20 năm qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính chống Cuba.