Ngày 11-2-2014, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đón bằng của UNESCO công nhận nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau khi được tổ chức này cộng nhận vào đầu tháng 12-2013.
Đến nay ở Việt Nam đã có 19 di sản thế giới, gồm: 2 di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ bàng); 5 di sản văn hóa (Quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ); 8 di sản văn hóa phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, không gian Văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát xoan ở Phú Thọ, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ); 3 di sản Tư liệu (Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê - Mạc ở Văn Miếu - Hà Nội, Mộc bản triều Nguyễn, Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm) và 1 di sản địa chất toàn cầu là Cao nguyên đá Đồng Văn.
Biểu diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ
Về nghệ thuật Đờn ca tài tử đã trở thành món ăn tinh thần của người dân miền Tây Nam bộ. Nhạc cụ của bộ môn này gồm: Kìm, tranh, tỳ bà, bầu, cò, sáo, tiêu, song loan... Riêng violon lên dây quảng 4, guitar được khoét phím lõm để nhấn nhá. Đầu thế kỷ XX, nghệ nhân Cao Văn Lầu đã sáng tác bản Dạ cổ hoài lang - bài ca nổi tiếng và phổ biến nhất của đờn ca tài tử. Về sau, nó được cộng đồng dân cư trong vùng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2, 4, 8, 16, 32 đến nhịp 64 và đã trở thành “bài ca vua” của sân khấu cải lương ngày nay.
Bà Katherine Muller Marin, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã khẳng định: Đờn ca tài tử Nam bộ là bộ môn nghệ thuật đã đưa con người đến với nhau từ hàng trăm năm trước. Việc UNESCO công nhận đờn ca tài tử là di sản của nhân loại không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn để cộng đồng nhân loại có cơ hội sẻ chia, tìm hiểu và có cơ hội thưởng thức được phần nào những giá trị tinh thần tuyệt vời này.
Tuy nhiên, đi kèm theo niềm vinh dự và tự hào này là trách nhiệm nặng nề của mỗi người dân Việt Nam trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo vừa mang tính dân gian, vừa mang tính bác học này luôn có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của của nhân loại.
V.H
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065