Và từ thực tế cho thấy, để đảm bảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi đi vào đời sống và phát huy được tính cải cách đột phá của nó, phải có chế định về công tác hậu kiểm, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không bị lạm dụng. Hơn nữa, một khi đã cho phép doanh nghiệp được thành lập thì chí ít cơ quan có thẩm quyền cũng phải biết doanh nghiệp đó ở đâu và hoạt động như thế nào. Còn cứ theo quy định hiện nay thì có “sinh” nhưng lại thiếu “dưỡng”. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có nhiều doanh nghiệp “ma” xuất hiện thời gian qua.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2013 Việt Nam có trên 621 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập (tăng gấp 3 lần so năm 2005 là 200 ngàn doanh nghiệp đăng ký). Mỗi năm, cả nước có khoảng 53 ngàn doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới. Song, trong số 621 ngàn doanh nghiệp chỉ có 356 doanh nghiệp đang hoạt động, tức 57%, còn trên 264.800 doanh nghiệp đang ra sao, vận hành thế nào thì Nhà nước chưa quản lý được. Điều đáng lo nữa là trong số những doanh nghiệp nhà nước không quản lý được, có không ít doanh nghiệp thành lập ra chỉ với mục đích mua bán hóa đơn rồi sau một thời gian ngắn thì giải thể ở địa phương này để sang địa phương khác xin thành lập mới.
Vì vậy, việc tăng cường khâu kiểm tra tính xác thực của hồ sơ đăng ký, địa chỉ đăng ký kinh doanh, tính chất thể nhân của người đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong dự thảo luật cần bổ sung những điều khoản quy định một cách chặt chẽ về khâu hậu kiểm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ này. Và vì thiếu chế tài quy định về hậu kiểm, do đó trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi cũng mới chỉ giải quyết được vấn đề của 24 năm trước đây, đó là thời điểm chuyển sang kinh tế thị trường nên khuyến khích thành lập doanh nghiệp, song vấn đề quan trọng hơn ở thời điểm này là duy trì doanh nghiệp bền vững và phát triển thì dự thảo luật này vẫn chưa chạm tới.
Hơn nữa, trong Hiến pháp năm 2013 có quy định: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực thi và duy trì quyền tự do này một cách công bằng, minh bạch thì không thể không kiểm tra, kiểm soát đối với mọi cá nhân, tổ chức trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm giữ vững tính nghiêm minh của pháp luật.
Từ những phân tích trên cho thấy, trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi cần được bổ sung những quy định cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát việc thành lập doanh nghiệp cũng như hoạt động tuân thủ pháp luật của các loại hình doanh nghiệp. Có như vậy mới tạo được sự công bằng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và đặc biệt là sẽ ngăn chặn được tình trạng doanh nghiệp “ma” như hiện nay.
L.G
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065