Điều 482 về tặng, cho bất động sản có nội dung: 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì quy định như nội dung của 2 điều trên là hoàn toàn không phù hợp, không đúng với thực tế ở nước ta hiện nay. Vì trong cuộc sống có rất nhiều người cho tài sản phải đăng ký nhưng không làm thủ tục, vì vậy nếu quy định như dự thảo sẽ làm cho quan hệ xã hội không ổn định. Đối với các phương tiện cơ giới nên sử dụng trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự để ràng buộc việc chuyển dịch tài sản. Hơn nữa, việc quy định phải đăng ký tài sản chỉ mang tính đối kháng mà không có ý nghĩa về công tác quản lý.
Do đó, tôi đề nghị ở Điều 481 và ở Khoản 2, Điều 482 về tặng, cho động sản và bất động sản nên bỏ cụm từ “đăng ký”. Như vậy, Điều 481 sẽ được viết lại như sau: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm giao tài sản.
Ở Khoản 2, Điều 482 về tặng, cho động sản sau khi đã bỏ cụm từ “đăng ký” thì bổ sung cụm từ “giao tài sản” và được viết lại như sau: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm giao tài sản.
Về tặng, cho tài sản có điều kiện, tại Điều 485 trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi có quy định như sau: 1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì quy định này không thống nhất với nội dung của Điều 134 trong dự thảo. Và chính sự không thống nhất này sẽ làm hạn chế việc vô hiệu hợp đồng một cách tùy tiện. Do đó, tôi đề nghị giữ nguyên nội dung của Điều 122 trong Bộ luật dân sự hiện hành. Cụ thể, tại Khoản 1 của điều này nên bỏ từ “trái” ở trước từ “được” và bỏ từ “pháp” ở trước từ “của”, đồng thời viết lại khoản này như sau: 1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, đạo đức xã hội.
P.L
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065