Hàng trăm héc ta rừng bị thiệt hại, đã có người chết, bị thương và vấn đề đặt ra làm gì để ngăn chặn tai họa này? Trước hết, trong “cuộc chiến” giữ rừng với “giặc lửa” ở những vụ cháy đã nêu là thiếu trang thiết bị chuyên dụng. Phương tiện chữa cháy thô sơ, có điểm các lực lượng phải dùng dao rựa, gậy gộc, cành cây, thậm chí mang vác từng can nước để dập lửa. Điều đó lý giải tại sao lực lượng tham gia chữa cháy lên đến hàng ngàn người nhưng vẫn không thể dập được đám cháy rừng. Trong phòng cháy chữa cháy, phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) rất quan trọng. Tuy nhiên, qua phản ánh của báo chí, việc canh trực của lực lượng chức năng chưa tốt, dẫn đến khi xảy ra cháy rừng, công tác chỉ đạo, huy động nhân lực, vật lực của chính quyền cơ sở bị động, lúng túng.
Bên cạnh đó, hệ thống đường băng cản lửa quá ít và hẹp so với yêu cầu thực tế, lại còn bị thực bì phủ kín, không còn khả năng ngăn lửa cháy lan. Cùng với đó, địa hình rừng núi ở các tỉnh miền Trung hiểm trở, xa nguồn nước nên việc đưa lực lượng, phương tiện và lấy nước đến vị trí chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Và một nguyên nhân xuyên suốt trong các vụ cháy rừng vừa qua, đó là ý thức phòng, chống của một bộ phận người dân rất thấp, khi vẫn chủ quan đốt nương rẫy để lửa cháy lan sang các khu rừng lân cận, dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo về nguy cơ cháy rừng...
Bình Phước là tỉnh còn diện tích rừng khá lớn. Toàn tỉnh hiện có trên 40.000 ha rừng được giao khoán quản lý, bảo vệ, trong đó khoảng 25.688 ha rừng đặc dụng, 8.375 ha rừng phòng hộ, 6.054 ha rừng sản xuất. Nhiều năm qua, lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương có rừng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong phòng, chống cháy rừng, bảo vệ “lá phổi xanh”. Bên cạnh sự chủ động ngăn ngừa cháy rừng xảy ra, các lực lượng chức năng ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã thực hiện công tác giao khoán 25.000 ha rừng cho 13 đơn vị/300 hộ dân; Hạt kiểm lâm Bù Đốp sáng tạo trong việc cải tiến nhiều phương tiện, thiết bị, công cụ phòng, chống cháy tại chỗ rất hiệu quả như: honda chữa cháy có gắn máy và bồn nước, máy cày gắn máy bơm nước công suất lớn, máy thổi gió, xe đạp thồ chữa cháy, máy bơm cao áp, tấm chắn lửa, cây vỉ dập lửa... Vì vậy, năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng cháy rừng. Tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, lơ là với “giặc lửa”, nhất là sau hàng chục vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra ở miền Trung mới đây.
Cháy rừng xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân, bao gồm yếu tố tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và các chính sách liên quan như công tác quản lý, điều hành, dự báo và phòng ngừa. Trong đó, nhân tố quan trọng, quyết định trên hết vẫn là con người. Vì vậy, cần có chế tài đủ mạnh với cả cơ quan quản lý, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhất là người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.
Hoàng Ngọc
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065