Ngày 28-2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Lợi có buổi họp với Hội đồng khoa học tỉnh cùng các sở, ban ngành liên quan thông qua đề án điều tra tổng thể đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2020. Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện sinh thái học miền Nam - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, thực hiện báo cáo đề tài nghiên cứu.
Vượn đen má vàng được xếp vào nhóm Nguy cấp cả trong sách đỏ Việt Nam có ở Bình Phước (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)
Bản đồ địa điểm nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước của nhóm tác giả
Đây là lần đầu tiên, một đề tài điều tra tổng thể đa dạng sinh học với tất cả các loài thực vật bậc có mạch, động vật có xương sống ở cạn, côn trùng ở hệ sinh thái trên cạn; cá và động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh và động vật đáy ở hệ sinh thái thủy vực được nghiên cứu, đánh giá và cập nhật của tỉnh được thực hiện.
Tất cả các loài được ghi nhận trong đề tài đều có mẫu, hình ảnh hoặc có tọa độ kèm theo. Bộ ảnh 500 loài động thực vật được tập hợp và giới thiệu có thể biên tập lại thành sách sử dụng cho giáo dục môi trường hoặc du lịch sinh thái. Theo các chuyên gia nghiên cứu, khoảng 20 năm trở lại đây, tỉnh có thêm nhiều hồ, đập do thực hiện các công trình thủy lợi, thủy điện đã tạo nên nhiều dòng sinh vật, đặc biệt là cá từ nhiều nơi khác chảy về làm đa dạng thêm hệ sinh vật dưới nước. Qua đó, đã xác định được các loài quan trọng cần bảo tồn, vùng phân bố và tình trạng của chúng.
Tại buổi họp, kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của đề án được các nhà khoa học và đại biểu đánh giá cao. Nhưng qua đó cũng đề nghị đơn vị cần nghiên cứu thêm sự biến động của các loài động vật ở những vùng giáp ranh do tập tính di chuyển của chúng, trong kế hoạch hành động bảo tồn cần đưa ra các giải pháp thực tế, căn cơ hơn…
Phát biểu kết luận buổi họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh: Về phía tỉnh, giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Sở tài nguyên môi trường đẩy mạnh việc bảo vệ và trồng rừng, hạn chế ô nhiễm môi trường, nguồn nước để đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Với đơn vị nghiên cứu cần chỉnh sửa đề án cho hoàn thiện trình hội đồng thông qua. Đồng thời, phối hợp với sở, ngành liên quan xây dựng chương trình ưu tiên thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch đề ra.
ĐIỀU TRA TỔNG THỂ ĐA DẠNG CÁC LOẠI ĐỘNG THỰC VẬT
Theo đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu về thực vật có 1.117 loài, 545 chi, 143 họ; chủng hạt kín có hơn 1.000 loài, trong đó, rừng tự nhiên có các loài tiêu biểu, mật độ phân bố nhiều như: thầu dầu, dâu tằm, họ đậu, trúc đào… nhiều loại cây thuộc nhóm gỗ quý cần bảo vệ như: lệ dương, gõ đỏ, vên vên… Về động vật trên cạn, có 34 loài thú, 277 loài chim, 30 loài bò sát, ếch nhái, 318 loài côn trùng. Động vật dưới nước có 603 loài thực vật phiêu sinh, 138 loài động vật phiêu sinh, 144 loài động vật không xương sống cỡ lớn tầng đáy và 91 loài cá.
|
T.Mảng
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065