Tác giả
Cao Văn Quyền
- Hà Nội
BPO - Ngoại mới chuyển lên thị trấn cùng với gia đình chúng tôi. Dù đã hơn 70 tuổi nhưng mắt ngoại vẫn tinh anh. Ngoại thích nấu ăn và trò chuyện cùng với mọi người. Hàng xóm trên phố trước kia “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” thì bây giờ được “cải thiện” rõ rệt kể từ khi có ngoại.
Ai cũng bảo, nhờ có cái bà “nhiều chuyện” – là ngoại, mà mọi người mới có thêm cơ hội gần gũi. Đúng như người đời thường nói “bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Mỗi bữa ăn, nếu mẹ tôi bận việc ở công ty chưa kịp về thì ngoại lại vô bếp phụ giúp. Ngoại chế biến những món ăn theo cung cách ngày xưa, hạn chế dùng dầu mỡ để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Ngoại xới đất, trồng rau mầm trong thùng xốp. Mỗi khi có ai về dưới quê ngoại lại gởi mua bao nhiêu là rau, củ, quả để ăn dần.
Tôi để ý, sau mỗi bữa ăn nếu có cơm thừa ngoại lại vét toàn bộ cho vào chiếc mâm nhôm mang lên sân thượng phơi. Cơm săn khô, ngoại cho vào túi nilon rồi đặt vô tủ lạnh. Thấy ngoại lách cách với số cơm thừa, mẹ tôi nói: “Mẹ làm chi cái đó cho mất công? Nhà mình đâu có nuôi lợn, gà gì đâu? Cứ giục vô thùng rác cho xong”. Ngoại cười và nói: “Cứ để đấy cho bà, cơm đang dùng được, giục phí đi”.
Ngoài cơm nhà thừa, ngoại còn sang hàng xóm dặn họ để dành cơm thừa cho ngoại. Vì ngại với hàng xóm, có lần mẹ to tiếng với ngoại. Sau bữa ấy, tôi thấy ngoại thoáng buồn. Bà ít nói hơn. Nhưng vẫn có thói quen phơi cơm khô mỗi khi thừa. Chuyện ngoại xin cơm thừa phơi khô dần cũng trôi qua, không ai nhắc đến thói quen “kì lạ” ấy đó nữa.
Ngoại về quê và không quên dặn tôi làm công việc mà thường ngày bà vẫn hay làm. Tôi vâng lời, cũng gom cơm, phơi khô đóng túi bóng cho vào tủ lạnh bảo quản.
Rồi ngoại trở lại, mang theo bao nhiêu là trứng gà, rau, củ… Ngoại mang chia cho cả hàng xóm. Hàng xóm nhận đồ quê thích thú, cảm ơn ngoại tíu tít. Ngoại móm mém: “Đây là món quà mấy đứa ở quê biếu các cô, các bác… Cũng nhờ cơm thừa của các cô, các bác đấy!”. Nghe ngoại nói, mọi người tròn mắt ngạc nhiên. Thì ra, ngoại xin cơm thừa phơi khô là để dành cho dì dưới quê. Nhà dì nuôi gà. Ngoại tiếc của, mang về đưa dì chế biến thức ăn cho gà. Khi mọi người ồ lên thích thú, ngoại cười và đùa nói: “Số cơm đó có thể đổi lấy mấy chục quả trứng này đấy. Cơm thừa thành trứng ngon mọi người nhỉ?”.
Việc làm giản dị đơn giản của ngoại đã cho tôi một bài học thật sâu sắc khó có thể quên được trong cuộc đời.
Cao Văn Quyền
Bắt đầu từ ngày 7-9-2020, Báo Bình Phước online mở Chuyên mục “Điều giản dị”.
Đây sẽ là “sân chơi” mới cho tất cả độc giả trên mọi miền đất nước với những góc nhìn dung dị nhưng giàu ý nghĩa xã hội, được nhiều người đồng cảm và mang đúng tiêu chí của chuyên mục là “điều giản dị”.
Bài viết gửi về: [email protected]; ĐT: 0888.654.509.
Tòa soạn sẽ trả nhuận bút cho tác giả có bài viết được đăng theo quy định.
Chi tiết xem tại đây
BBT
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065