Trong khi đó, với quan điểm coi lĩnh vực tư là một lĩnh vực không thể phát sinh ra quyền lực nên Bộ luật Hình sự hiện hành cũng chưa quy trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa và nhận hối lộ trong lĩnh vực tư. Chính vì vậy, ở Bộ luật Hình sự hiện hành chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ đối với người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong bộ máy nhà nước Việt Nam mà không áp dụng đối với công chức làm việc cho nước ngoài, tổ chức nước ngoài và công chức quốc tế công (điều 227).
Tuy nhiên, theo Công ước của Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng thì các hành vi như hối lộ công chức nước ngoài, đưa và nhận hối lộ trong khu vực tư đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, điều 16 Công ước quy định về hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công và điều 21 quy định hành vi hối lộ trong lĩnh vực tư. Đồng thời, Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, có nghĩa vụ hình sự hóa hai hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ cả hai trường hợp trên. Vì vậy, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã bổ sung khiếm khuyết này theo hướng chỉ quy định chủ thể của tội này là những người có chức vụ, quyền hạn nói chung mà không giới hạn là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội như hiện nay.
Đối với hành vi tham ô trong lĩnh vực tư cũng vậy. Thực tế hiện nay đã và đang ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp trong các công ty cổ phần, trong đó một số người có một số quyền hạn nhất định trong việc quản lý tiền và tài sản của doanh nghiệp đã lợi dụng quyền hạn được giao chiếm đoạt số tài sản đó. Xét về bản chất, đây là hành vi tham ô tài sản của doanh nghiệp. Xét trên phương diện pháp luật hình sự, đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân cần phải được xử lý bằng các biện pháp hình sự.
Tuy nhiên, do người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể, tức là không nằm trong bộ máy nhà nước, nên không thể xử lý người có hành vi nêu trên về tội tham ô tài sản. Chính vì vậy mà trong thời gian qua và cũng như hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền thường xử lý những người có hành vi nêu trên về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc xử lý này là khiên cưỡng và không hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế.
Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi theo hướng hình sự hóa các hành vi nói trên là một việc làm cần thiết, không những đáp ứng được yêu cầu của Công ước Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng mà còn đảm bảo cho công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta đạt kết quả. Và nếu không có giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn thì tiêu cực, tham nhũng sẽ trở thành quốc nạn... “là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Hải An
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065