Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế, ông đến công tác tại Trường trung học sư phạm, nay là Cao đẳng sư phạm Bình Phước từ năm 1999. Năm 2016, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đồng nghiệp nhận xét ông là người có tâm với học trò, bạn bè; có tầm với nghề và được mọi người quý mến. Nên khi hay tin ông chuyển về Bình Dương, nhiều người thấy tiếc nuối. Lý do phát triển sự nghiệp mà ông đưa ra chỉ là cái cớ, bởi khi nghe tâm sự thì mới thấy được nỗi niềm của ông - dù Bình Phước đã có nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực về tỉnh công tác. Theo ông, Trường cao đẳng Sư phạm Bình Phước 2-3 năm mới mở một lớp Sư phạm Toán nên thời gian “chết” của giảng viên rất nhiều. Nếu ở Bình Dương, ông có thể dạy thêm để nâng cao thu nhập từ các trường lân cận. Ngoài ra, điểm mấu chốt để ông về Bình Dương chính là môi trường sống. Hiện tại ở thị xã Đồng Xoài, ông cũng có nhà nhưng trong khu dân cư tự phát nên phải tự bỏ tiền làm đường, kéo điện. Mùa khô mù mịt bụi, mưa thì lầy lội. Đặc biệt, những ngày khô hạn, vợ con ông phải đi xin từng xô nước về dùng vì không có nước máy...
Vì vậy, khi được Đại học Thủ Dầu Một chào mời thì ông đồng ý ngay không một chút đắn đo. Ông chia sẻ, bản thân đi học theo diện tự túc nên không bị ràng buộc về cơ chế. Nay về lại trường nếu có được hưởng những đãi ngộ từ chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh cũng chưa bù đắp hết những khó khăn, nhất là về hạ tầng và môi trường sống để yên tâm công tác. Vị tiến sĩ chia sẻ, thu nhập hiện tại chưa phải là quan trọng mà môi trường sống, môi trường công tác mới là điều kiện tiên quyết trong thu hút nhân lực. Để công tác thu hút nguồn nhân lực đạt hiệu quả thì ngoài các chính sách hiện hành, tỉnh cần quan tâm xây dựng hạ tầng cơ sở, điện, đường, cấp thoát nước... là những điều kiện tối thiểu để họ đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
Tại hội nghị sơ kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2013, nhiều doanh nghiệp ngoại tỉnh mong muốn Bình Phước cần có những đột phá về hạ tầng cơ sở, nhất là hệ thống giao thông để kết nối các địa bàn, khu vực với nhau. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ giảm bớt các khoản chi phí, đồng thời thu hút nhà đầu tư, lao động từ các nơi khác đến lập nghiệp. Bởi khi lao động từ nơi khác tìm đến mà không có nơi ở để an cư thì họ không thể lạc nghiệp dẫn tới hệ quả là các doanh nghiệp không tìm được lao động. Không có lao động thì doanh nghiệp không thể đầu tư xây dựng nhà máy...
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Bình Phước đã có nhiều cố gắng trong thu hút đầu tư cũng như nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do đặc thù của địa bàn nên công tác thu hút đầu tư và nguồn nhân lực chưa đạt kết quả như mong muốn. Câu chuyện của vị tiến sĩ Toán học là một gợi mở để Bình Phước có những đột phá, trong đó lấy phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông... là chiến lược trọng tâm để thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực đạt kết quả như mong muốn.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065