“Ở đây, học sinh vừa biết tiếng mẹ đẻ vừa biết tiếng Việt và tiếng Anh. Trong khi giáo viên không biết tiếng của đồng bào bản địa. Đó là trở ngại lớn trong giao tiếp, quản lý học sinh. Trước đó, trường thuê giáo viên người Xêtiêng để dạy cán bộ, giáo viên tiếng Xêtiêng nhưng không đạt vì chưa qua trường lớp sư phạm. Học được 2 năm vẫn chưa giáo viên nào nói được tiếng của đồng bào” - thầy Nguyễn Hữu Thi, Hiệu phó cho biết.
Đội tuyển học sinh giỏi trường Phổ thông DTNT THCS Bình Long trong giờ luyện thi Olympic trên mạng
Chia sẻ về khó khăn trong giao tiếp và quản lý học sinh, cô Nguyễn Thị Đào, giáo viên dạy môn Văn cho biết: “Khó khăn của thầy, cô là khi giảng bài, học sinh trao đổi trong giờ học bằng tiếng mẹ đẻ. Nhất là khi các em nhắc bài cho nhau bằng tiếng mẹ đẻ trong giờ kiểm tra cô khó quản lý”.
Việc cán bộ, giáo viên học tiếng DTTS là bắt buộc của Bộ Giáo dục - Đào tạo với các trường dân tộc nội trú. Nhưng cán bộ, giáo viên trong trường cũ rất muốn học được tiếng dân tộc bản địa để giao tiếp thuận lợi và hiểu học sinh hơn.
Nhằm tạo điều kiện cho trường có cơ sở vật chất giảng dạy, cũng như chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học - công nghệ cấp tỉnh đến cơ sở, ngày 19-12-2014, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, bàn giao cho trường Phổ thông DTNT THCS Bình Long quản lý, sử dụng phòng máy tính với quy mô: 1 bộ máy chiếu, 20 bộ máy tính, 20 bộ bàn ghế học sinh, 1 bộ bàn ghế giáo viên, hệ thống mạng Lan kết nối internet.
Phổ thông DTNT THCS Bình Long là trường đầu tiên của tỉnh được Sở Khoa học - Công nghệ chuyển giao phần mềm từ điển Việt - Xêtiêng, Xêtiêng - Việt và đơn vị đã áp dụng vào việc học, dạy tiếng Xêtiêng. |
Sở đã cung cấp 20 phần mềm Việt - Xêtiêng, Xêtiêng - Việt, cài đặt và chuyển giao 20 phần mềm thư viện điện tử khoa học - công nghệ cùng dữ liệu hơn 3.000 đầu sách, phim tài liệu về các kết quả khoa học - công nghệ đã được ứng dụng thành công trong thực tế. Tổng dự toán kinh phí của chương trình trên là 288 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học - công nghệ phân bổ năm 2014.
Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên dạy tiếng Anh cho biết: Từ ngày trường tiếp nhận phòng máy tính mới, ngoài việc được học tiếng Xêtiêng thông qua phần mềm từ điển thì việc luyện thi Olympic tiếng Anh, Toán trên mạng rất thuận lợi. Cô và trò đỡ vất vả hơn.
Thầy Nguyễn Hữu Thi cho biết thêm: Có phòng máy, thầy trò được tiếp cận khoa học - công nghệ, nhất là phần mềm từ điển Việt - Xêtiêng, Xêtiêng - Việt rất bổ ích. Trường đang cho các em tiếp cận và làm quen với phần mềm này. Tín hiệu vui cho các em là khi nhìn chữ phiên âm của tiếng Xêtiêng đều đọc được, vì các em biết nghĩa tiếng Việt và nói tiếng mẹ đẻ theo phản xạ tự nhiên. Mặt khác, từ điển giúp cán bộ, giáo viên nghiên cứu và học tiếng Xêtiêng dễ dàng hơn.
Ngọc Bích
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065