Về đối tượng doanh nghiệp được lựa chọn để theo dõi
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp lại ngày càng tăng, để bảo đảm tính khả thi của hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, các địa phương có thể lựa chọn đối tượng là các doanh nghiệp được tổ chức, hoạt động trong khoảng thời gian 2 năm (tính từ thời điểm được thành lập), với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - thương mại, thông tin - truyền thông và xây dựng để tổ chức hoạt động theo dõi, hỗ trợ. Đặc biệt, các địa phương cần tập trung tổ chức theo dõi thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng dựa trên công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới, sáng tạo để hoàn thiện sản phẩm mới, có tính rủi ro cao ở giai đoạn trước khi thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, nhưng gặp khó khăn về vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật và lao động trong quá trình triển khai, hiện thực ý tưởng kinh doanh. Ngoài ra, tùy thuộc điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp, các sở, ngành liên quan mở rộng hơn đối tượng doanh nghiệp được hỗ trợ khi triển khai kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật.
Đối với các hoạt động cụ thể triển khai Quyết định 108/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp: Trên cơ sở lựa chọn các doanh nghiệp để tổ chức theo dõi, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đẩy mạnh triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể được Bộ Tư pháp gợi ý trong phụ lục kèm theo công văn này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả theo dõi thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn quản lý của mình.
Đối với dữ liệu văn bản pháp luật về doanh nghiệp khởi nghiệp
Bộ Tư pháp đã xây dựng hệ dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó bao gồm nhóm các văn bản điều chỉnh chung (điều chỉnh việc tiếp cận, khai thác nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đất đai và lao động) và nhóm các văn bản mang tính đặc thù trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - thương mại, công nghệ - thông tin và xây dựng. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật mà ngay từ khi tiếp cận với thị trường, các doanh nghiệp thuộc đối tượng theo dõi thi hành pháp luật được nêu tại Công văn này cần tập trung tìm hiểu, áp dụng vì quyền lợi của chính mình, cũng như hạn chế thấp nhất rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Hệ dữ liệu nêu trên sẽ tiếp tục được Bộ Tư pháp cập nhật, hoàn thiện trong thời gian tới để các địa phương tham khảo trong quá trình triển khai kế hoạch.
Về phía địa phương, Bộ Tư pháp đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan (Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ngân hàng nhà nước tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng), sớm rà soát, xây dựng hệ dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - thương mại, thông tin - truyền thông và xây dựng.
NN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065