Đẩy mạnh công tác truyền thông
Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường, doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của HSSV. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Xây dựng, triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, trên các kênh thông tin đại chúng, Báo Giáo dục và thời đại. Hằng năm tổ chức chuỗi sự kiện ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho HSSV trong toàn quốc. Tuyên truyền, hướng dẫn HSSV sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp
Hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo bố trí cán bộ, giảng viên phụ trách công tác hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Xây dựng và ban hành bộ tài liệu đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo; tài liệu bồi dưỡng giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông (THPT), các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp dành cho sinh viên các trường đại học và học sinh THPT.
Tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại cơ sở đào tạo, trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; tổ chức các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV tại các nhà trường. Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho HSSV và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các nhà trường trong và ngoài nước. Các cơ sở đào tạo xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn.
Tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
Các cơ sở đào tạo bố trí, đầu tư cơ sở vật chất, thành lập các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong trường, tạo không gian dùng chung cho sinh viên. Thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo. Giai đoạn 2018-2020, thí điểm xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 3 khu vực. Giai đoạn 2021-2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường. Xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các HSSV và các doanh nghiệp.
Hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp của HSSV
Các đại học, học viện, trường đại học chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của nhà trường (bao gồm các nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học sinh viên,…) để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên trong trường.
Xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ HSSV khởi nghiệp
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo; cơ chế, chính sách hỗ trợ giảng viên, giáo viên, người làm công tác hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường; quy định về công tác hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các nhà trường.
Nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy trình thẩm định, xét duyệt, triển khai và cơ chế đầu tư, theo dõi, quản lý, giám sát các dự án, mô hình kinh doanh được hình thành từ ý tưởng của học sinh, sinh viên. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất, ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, nhà đầu tư tham gia đầu tư, góp vốn vào các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Cũng theo quyếtđịnh trên, Bộ GD-ĐT giao cho Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tại địa phương tham mưu trình UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực tại địa phương và trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, định kỳ hằng năm báo cáo về Bộ GD-ĐT.
TH
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065