Vì sao doanh nghiệp cố tình trốn tránh các nghĩa vụ tài chính bắt buộc phải thực hiện với người lao động? Nguyên nhân thứ nhất là do quy định pháp luật ở nước ta hiện còn nhiều kẽ hở dẫn đến tình trạng lợi dụng hoặc cố tình vi phạm. Vì theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động phải đóng 18% quỹ lương vào Quỹ BHXH. Đây là khoản tiền đáng kể, đặc biệt với những doanh nghiệp khó khăn về tài chính. Nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận phạt chậm nộp BHXH. Bởi lẽ, với mức phạt chỉ là 10,45%/năm thì vẫn còn thấp hơn nhiều so lãi suất vay vốn ngân hàng.
Thứ hai là các ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp mở tài khoản chỉ biết bảo vệ quyền lợi của mình mà không thực hiện trích tài khoản ngân hàng để đóng bảo hiểm cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
Thứ ba là vì mục tiêu thu hút đầu tư, chính quyền nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thậm chí có không ít địa phương cũng đang nợ BHXH. đó là số tiền mà địa phương có nghĩa vụ hỗ trợ đóng bảo hiểm cho một số đối tượng. Vì vậy, những địa phương này không bao giờ dám “mạnh tay” với các đơn vị nợ BHXH.
Thứ tư và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là tình trạng doanh nghiệp ngày càng “xem thường” cơ quan BHXH vì chưa có chế tài xử phạt nợ BHXH đủ sức răn đe. Vì theo quy định thì hàng tháng, cơ quan BHXH gửi thông báo về việc đóng bảo hiểm cho người lao động đến từng doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện. Sau 3 tháng, nếu doanh nghiệp không thực hiện, BHXH sẽ xuống kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu thực hiện. Sau 6 tháng, nếu doanh nghiệp vẫn chây ỳ, các cơ quan chức năng trên địa bàn (gồm BHXH, đại diện công đoàn, thanh tra và nhiều cơ quan liên quan khác) tiến hành thanh tra và nếu không đạt được kết quả, BHXH sẽ phải áp dụng giải pháp cuối cùng là khởi kiện doanh nghiệp vi phạm ra tòa. Tuy nhiên, với ngay cả giải pháp cuối cùng này và được coi là mạnh tay nhất cũng không tạo nên sức ép cần thiết đối với doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo quy định của Luật Quản lý thuế, nếu doanh nghiệp nợ thuế, cơ quan thuế có thể sử dụng các biện pháp mạnh tay như dừng làm thủ tục hải quan; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên, bán đấu giá tài sản; thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Để giảm dần và đi đến chấm dứt tình trạng nợ BHXH, đã đến lúc Quốc hội cho phép cơ quan BHXH thực hiện các chế tài mạnh tay hơn, tương tự như chế tài của cơ quan thuế xử lý đối với doanh nghiệp nợ thuế. Có như vậy thì tình trạng nợ bảo hiểm mới có khả năng thuyên giảm.
V.L
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065