BP - Sau khi trở thành đế quốc hùng mạnh, Nhật Bản bắt đầu thực hiện các chiến dịch quân sự xâm chiếm một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 18-9-1931, Nhật xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc, Tổng thống Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch chủ trương “không kháng cự”. Vì vậy, toàn bộ vùng Mãn Châu nhanh chóng rơi vào tay Nhật, tiếp đó là Thượng Hải vào đầu năm 1932, sau đó là các thành phố Thiên Tân, Hoa Bắc, Thái Nguyên, Giang Tô... và thủ đô Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch đưa chính phủ về Vũ Hán, lập thủ đô kháng chiến Nhật quyết định tấn công Vũ Hán để bắt sống Bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc.
Thực hiện kế hoạch này, Nhật huy động 10 sư đoàn cùng 500 máy bay và 120 tàu chiến các loại. Để chống Nhật, Tưởng Giới Thạch tập trung 120 sư đoàn cùng 200 máy bay và 30 tàu chiến tổ chức phòng thủ Vũ Hán. Ngoài ra, Liên Xô hỗ trợ Tưởng nhiều máy bay chiến đấu. Ngày 28-2-1938, Nhật cho máy bay ném bom xuống Vũ Hán nhằm thăm dò lực lượng phòng không của Trung Quốc. Quân Tưởng đánh trả và đẩy lui được nhiều đợt tập kích của không quân Nhật. Khi quân Nhật chuẩn bị tấn công vào Vũ Hán, Tưởng cho lính phá đê sông Hoàng Hà gây ngập lụt, buộc đối phương phải di tản quân đội, hoãn cuộc tấn công. Đến ngày 13-6-1938, quân Nhật chiếm được thị trấn An Khánh và các thị trấn Cửu Giang, Nhược Huy, Dương Tân, Mã Đương...
Đầu tháng 10-1938, một sư đoàn quân Nhật bí mật hành quân phía sau lưng lính Trung Quốc tại Nam Tâm để tới vùng Vạn Lĩnh Gia, nhằm chia cắt lực lượng đối phương. Phát hiện ý đồ này, Tưởng điều 100 ngàn lính tổ chức bao vây quân Nhật. Hai bên đánh nhau kịch liệt, hơn 10 ngàn lính Nhật bị bắn chết tại trận. Nhật cho một sư đoàn đi giải vây nhưng không thành công. Kết thúc trận đánh, một sư đoàn quân Nhật bị xóa sổ, còn quân Trung Quốc tuy giành thắng lợi nhưng đã có hơn 40 ngàn lính bị chết. Nhật đã dùng một sư đoàn từ An Huy đánh chiếm sang Thái Hồ, Túc Tùng ở phía Bắc sông Dương Tử, nhưng bị quân Trung Quốc phản công, tái chiếm. Quân Nhật đánh chiếm Quảng Tế, Vũ Khuyết và tấn công vào Đại Biện Sơn. Mọi nỗ lực phòng thủ của Tưởng đều nhanh chóng bị thất bại vì hỏa lực, kinh nghiệm tác chiến của Nhật đều vượt trội. Trong tháng 10-1938, quân Nhật từ 3 hướng nhắm thẳng Vũ Hán. Để bảo toàn lực lượng, Tưởng Giới Thạch ra lệnh rút lui khỏi Vũ Hán.
Các nhà sử học đánh giá, trận chiến Vũ Hán đã khiến lực lượng của cả hai bên rơi vào khủng hoảng sức mạnh quân sự. Hải quân và không quân của Quốc dân Đảng đã bị Nhật đánh quỵ. Tuy nhiên, Nhật cũng bị thiệt hại rất đáng kể nên không thể thực hiện thêm bất cứ chiến dịch quân sự lớn cho đến năm 1944. Đặc biệt, sau trận đánh, người Nhật đã kiểm soát hầu hết các thành phố, vùng đất chiến lược của Trung Quốc.
T.P (Trích các sự kiện nổi bật trong lịch sử)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065