BP - Từ cuối thế kỷ XIX, hải quân Nhật Bản trở thành lực lượng hùng mạnh nhất ở châu Á. Sau khi làm chủ được vùng biển, Nhật Bản bắt đầu tiến sâu vào vùng Đông Bắc của Trung Quốc. Tại đây, Nhật vấp phải sự phản kháng của đế quốc Nga. Các nước châu Âu ủng hộ Nga nên Nhật buông vùng Mãn Châu và tập trung hiện đại hóa quân đội. Sau đó, Nhật ký hiệp ước liên minh quân sự với Anh để chống Nga.
Ngày 6-2-1904, Nhật ra tuyên bố, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga rồi lên kế hoạch tấn công bất ngờ vào cảng Arthur. Kế hoạch này, được giao cho Đô đốc Togo chỉ huy với 3 hải đội. Hải đội 1 gồm 6 thiết giáp hạm; hải đội 2 có 5 tuần dương hạm, 15 tàu khu trục cùng nhiều tàu phóng lôi và hải đội 3 có 3 tàu tuần dương. Trong khi đó, lực lượng của Nga tại Arthur chỉ có 7 thiết giáp hạm, 5 tàu tuần dương và vài chiếc tàu hộ tống loại nhỏ. Tuy binh lực Nga mỏng nhưng lợi thế hơn quân Nhật bởi nằm trong cảng có công sự và pháo bờ biển bảo vệ. Lúc 22 giờ ngày 8-2, đội hình tấn công của Nhật gồm 10 khu trục hạm tiến vào Arthur thì gặp các tàu của Nga đang tuần tra trên biển. Do 2 bên chưa tuyên chiến nên Nga không nổ súng mà chỉ báo về Tổng hành dinh. Đến 0 giờ ngày 9-2, 4 khu trục hạm của Nhật bí mật tiếp cận cảng Arthur rồi bất ngờ phóng ngư lôi làm cháy 1 tuần dương hạm của Nga.
Lúc này, quân Nga bắt đầu phản công bằng pháo lớn tương đối chính xác vào các tàu của đối phương nên Nhật phải rút lui. 11 giờ ngày 9-2, các tàu của Nhật di chuyển vào cảng Arthur thì gặp 1 tuần dương hạm của Nga đang đi tuần. Chiếc tuần dương này bắn vào đội tàu của Nhật rồi lùi vào cảng. Nhật sử dụng pháo bắn vào trận địa pháo bờ biển và đội tàu của Nga. Quân Nga đánh trả rất hiệu quả nên Đô đốc Togo ra lệnh thu dọn chiến trường và rút quân ra khỏi cảng Arthur lúc 12 giờ 20 phút. Lúc này, các tàu của Nhật đã bị lộ và trở thành mục tiêu bắn phá của pháo bờ biển từ quân Nga. Ngày 10-2-1904, cả Nga và Nhật đều đưa ra lời tuyên chiến của mình. Hôm sau, Nga cho tàu thả thủy lôi ở đường vào cảng, Nhật tổ chức bao vây bên ngoài Arthur.
Trận chiến tại Arthur kết thúc, cả 2 bên đều tuyên bố giành thắng lợi. Phía Nga thắng lợi về mặt chiến thuật, còn Nhật thành công về mặt chiến lược. Sau cuộc chiến, Nhật bao vây bên ngoài cảng Arthur, Nga tổ chức phá vây nhưng không hiệu quả. Đầu tháng 5-1904, Nhật tổ chức tấn công và phong tỏa cảng Arthur lần thứ 3. Lúc này, Tập đoàn quân số 2 của Nhật đổ bộ xuống Mãn Châu nên tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, dẫn tới Nga bị đánh bật ra khỏi Arthur sau đó không lâu.
T.P (Trích các sự kiện nổi bật trong lịch sử)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065