Người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là công dân, cán bộ, đảng viên, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây là một trong những quy định mới nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tiếp và giải quyết khiếu nại của công dân đối với người đứng đầu các cấp ủy.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp tại địa phương là do cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới công tác tiếp và giải quyết khiếu nại của dân, đặc biệt là ở cấp huyện và xã, phường. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo, cấp ủy, chính quyền chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thiếu quan tâm giải quyết tận gốc vấn đề. Trong nhiều vụ việc, do thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, tiến độ giải quyết chậm, việc thẩm tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, áp dụng pháp luật cứng nhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục nên người dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Để xảy ra tình trạng này trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu các cấp ủy và tổ chức đảng với vai trò lãnh đạo toàn diện hệ thống chính trị. Vì vậy, Quy định số 11/QĐi/TW ra đời có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại công dân của người đứng đầu các cấp ủy. Bí thư cấp ủy không chỉ trực tiếp lãnh đạo công tác tiếp công dân mà định kỳ tự mình là người tiếp dân, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân.
Tiếp công dân là nhiệm vụ quan trọng, là hình thức biểu hiện trực tiếp mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, là cầu nối giữa dân với Đảng. Không chỉ cơ quan quản lý hành chính nhà nước mà ngay các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị khác như Đảng, Quốc hội, MTTQ, HĐND các cấp cũng phải thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân. Tiếp công dân là giai đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đóng vai trò quan trọng như là một khâu then chốt góp phần giải quyết có hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Vì vậy, tiếp công dân là việc làm không thể thiếu trong hoạt động quản lý trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ hoạt động này mà chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện hiệu quả hơn, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết nhanh chóng, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh.
Với nhận thức về tầm quan trọng của công tác tiếp dân, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về công tác này nhằm phát huy quyền dân chủ nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước. Nơi nào người đứng đầu làm tốt công tác tiếp công dân, đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân đến nơi đến chốn thì nơi đó sẽ hạn chế tối đa các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người, kéo dài và không phát sinh những vụ việc mới. Qua đó tạo sự đồng thuận trong nhân dân với Đảng, Nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Hà Thanh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065