Theo đó, tính nhân đạo trong Bộ luật Hình sự được thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, với mục đích nhằm: Cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội và giúp công tác phòng ngừa tội phạm trong xã hội nói chung, đồng thời tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội sớm hòa nhập cộng đồng. Mặt khác, khi xem xét dưới góc độ là tội phạm, pháp luật cũng xét đến tổng thể các khía cạnh khác như: Độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp nhất.
Cụ thể, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do bộ luật này quy định. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 354 của Bộ luật Hình sự năm 2015, có quy định về tội nhận hối lộ như sau: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Tuy nhiên, tại Điểm c, Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Do đó, căn cứ Khoản 4 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trường hợp này người phạm tội sẽ chuyển xuống hình phạt chung thân.
Như vậy, với trường hợp cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD (tương đương với 70 tỷ đồng Việt Nam), thì chắc chắn sẽ phải lãnh án tử hình. Và trong thực tế, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã đề nghị áp dụng hình phạt này đối với bị cáo Son. Tuy nhiên, nếu bị cáo Son thành khẩn trước tòa về hành vi phạm tội của mình, đồng thời tích cực giúp các cơ quan tố tụng nhanh chóng điều tra vụ án, xử lý tội phạm và quan trọng hơn, nếu bị cáo Son chủ động nộp lại 2,25 triệu USD (ba phần tư lượng tiền nhận hối lộ) thì sẽ không bị tử hình.
Ai cũng biết, người phạm tội tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ đều vì vụ lợi nên yếu tố khắc phục hậu quả, thu hồi lại tài sản chiếm đoạt là một tình tiết đặc biệt khi thi lượng hình. Do đó, quy định mới này vừa mang tính nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước vừa giúp công tác thu hồi tài sản được khả thi. Đồng thời, tránh trường hợp “người phạm tội rơi vào tình cảnh đường nào cũng chết nên không chịu nộp lại tài sản do phạm pháp mà có”, hoặc “sẵn sàng hy sinh đời bố để củng cố đời con”.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065