Những người tố cáo, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng mà giúp Nhà nước thu hồi được từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng, bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61% sẽ được tặng bằng khen của Thủ tướng... Trường hợp thành tích của người được khen thưởng giúp thu hồi được cho Nhà nước tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì có thể áp dụng mức động viên, khuyến khích bằng vật chất cao hơn mức quy định nhưng tối đa không vượt quá 10% giá trị tiền, 3.000 lần mức lương cơ sở (tương đương với 3,4 tỷ đồng). Ngoài mức thưởng theo quy định nêu trên, các cá nhân được khen thưởng còn được thưởng từ Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ quản lý.
Cũng theo thông tư này, việc khen thưởng người có thành tích tố cáo tham nhũng được thực hiện công khai, trừ trường hợp có liên quan đến bí mật nhà nước hoặc cá nhân được khen thưởng đề nghị không công khai.
Mức thưởng này nhằm mang tính khích lệ, động viên, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước. Đối với người có thu nhập khá thì mức này có thể không là bao, nhưng đối với người nghèo có khi là gia sản cả đời... Tuy nhiên, việc khích lệ bằng mức thưởng này liệu có mang lại hiệu quả, khi mà người dân Việt Nam vẫn còn mang nặng tư tưởng sợ sệt khi tố cáo? Và dưới đây xin nêu ra hai trường hợp để làm chứng minh:
Thứ nhất là khi thấy thầy cô phạt các bạn “nặng tay” và biết đó là điều không đúng, nhưng chẳng ai dám về méc ba mẹ, hoặc khiếu nại với nhà trường. Và nếu có méc thì cũng chỉ dặn ba mẹ là phải im lặng. Rồi đến lượt các bậc cha mẹ cũng nghĩ rằng chẳng dại gì mà lại đi kiện nhà trường, hay cấp trên bởi sau đó không biết có giải quyết được vấn đề hay con mình sẽ bị “trù dập”, mà điều này dân gian vẫn thường gọi là bị “đì”. Ngày nay, hầu hết ba mẹ của các bạn học sinh đều là công nhân viên chức, những người làm công ăn lương cũng không dám khiếu nại vì lý do đó. Và tư tưởng này đã ăn sâu vào nhận thức chúng ta từ khi còn đi học.
Thứ hai là khi bắt gặp hành vi tham nhũng của người có chức quyền thì mọi người vẫn thường làm lơ, mặc dù biết nhưng xem như mình không biết. Nếu có ai đó bực bội hơn một chút thì dùng sim điện thoại rác hoặc viết đơn nặc danh để tố cáo người đó. Những người bắt gặp hành vi đó không phải vì họ không muốn tố cáo mà vì nếu tố cáo có ghi rõ đích danh mình thì liệu tính mạng, sự an toàn cho bản thân và gia đình mình có được bảo vệ. Và nhận thức này đã thấm nhuần trong tư tưởng của nhân dân ta.
Từ hai trường hợp trên có thể thấy tư tưởng sợ sệt của người dân khi tố cáo vẫn còn rất nặng. Vì vậy, để phòng chống tham nhũng bằng sự góp sức của người dân, trước tiên có nên khắc phục tình trạng này rồi mới tiếp tục bằng các chế độ khen thưởng, ưu đãi khích lệ người dân tham gia tố cáo nhằm phòng chống tham nhũng? Có như vậy thì công cuộc phòng chống tham nhũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Đ.N
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065