Theo số liệu của Cơ quan Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), lượng rau quả cung cấp tính bình quân đầu người châu Âu (không tính khoai tây và đậu) đã tăng đều đặn trong bốn thập niên qua.
Lượng rau quả cung cấp bình quân đầu người ở Hy Lạp, một trong những nền kinh tế gặp khó khăn nhất châu Âu trong những năm qua do khủng hoảng nợ nghiêm trọng, thậm chí còn lên tới 756 gram/người/ngày (276 kg/người/năm), cao gần gấp đôi con số khuyến cáo về lượng rau quả con người nên tiêu thụ là 400 gram/ngày của WHO.
Còn tại 28 nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trung bình có 64% nam giới và 73% phụ nữ tiêu thụ rau quả hàng ngày.
Tỷ lệ phụ nữ ăn rau quả hàng ngày cao hơn nam giới ở hầu hết quốc gia OECD, ngoại trừ Hàn Quốc và Australia.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn nỗi lo về thực phẩm bẩn đang "nóng" lên, cá được đánh giá là loại thực phẩm giầu đạm, các chất dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe con người với mức độ đa dạng hơn các loại ngũ cốc và thịt. Tổng sản lượng hải sản đánh bắt trên thế giới hiện đạt khoảng 140 triệu tấn/năm.
Theo số liệu của WHO, lượng cá tiêu thụ bình quân đầu người trên thế giới đã tăng từ mức 9,9kg trong thập niên 1960 lên 18,6kg năm 2010, trong đó, người dân Trung Quốc và các nước công nghiệp hóa ở phương Tây tiêu thụ nhiều cá nhất thế giới.
Trái lại, doanh số thịt đang phải chịu một sức ép lớn với lượng thịt chế biến bán lẻ toàn cầu của sản phẩm này đã sụt giảm trong thời gian qua, với mức tiêu thụ tại hai thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ đều đi xuống. Những vấn đề liên quan đến sức khỏe, môi trường, cũng như những thay đổi về nhân khẩu và sở thích đồng loạt gióng hồi chuông cảnh báo tới thị trường sản phẩm thịt tươi sống.
Điều tra của Viện nghiên cứu các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội Italy (Eurispes) cho thấy, có 7,1% người Italy tuyên bố không ăn các sản phẩm từ thịt. Sau khi cảnh báo của WHO được đưa ra, con số những người như thế này tăng thêm 1% nữa.
Hiệp hội những người làm nông nghiệp Italy (Coldiretti) cho biết trong năm 2015, lần đầu tiên mức chi phí của các gia đình Italy cho thịt đã giảm và tụt xuống thứ hai sau chi tiêu cho rau quả.
Mức tiêu thụ thịt đã giảm xuống còn trung bình 85 gram/người/ngày, trong khi mức tiêu thụ rau đã tăng lên 10%. Theo Coldiretti, “đây là một cuộc cách mạng thực sự trên bàn ăn."
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp sản xuất thịt cần đa dạng hóa các sản phẩm của mình với mức độ chế biến ít hơn. Công ty sản xuất thịt chế biến hữu cơ Applegate Farms, sau khi được tập đoàn thực phẩm Hormel Foods (đều của Mỹ) mua lại với giá 775 triệu USD, đã triển khai chiến lược này bằng cách bán các sản phẩm thịt hữu cơ mà không sử dụng kháng sinh, hoócmôn hay chất bảo quản hóa học.
Trong tương lai, các thương hiệu sẽ bắt đầu xu hướng chuyển đổi từ các sản phẩm thịt tươi sống thông thường sang những loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe hơn, ví dụ như thịt hoặc gia cầm hữu cơ, và có thể sẽ có thêm nhiều loại sản phẩm thay thế thịt khác.
Nguồn TTXVN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065