Mỗi năm gia đình anh Dương thu 1,5 tỷ đồng từ nuôi ong lấy mật
Anh Dương kể: “Năm 2004, tôi nuôi thử 50 đàn ong đặt dưới gốc điều. Lúc đầu, tôi chỉ vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm. Sau khi đã nắm vững kỹ thuật, nhận thấy nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi dùng hết số tiền tích góp và vay thêm ngân hàng 900 triệu đồng để phát triển lên 1.000 thùng ong”.
Có được đàn ong như hiện tại, anh Dương đã dành nhiều thời gian đọc sách hướng dẫn cách chăm sóc ong, đồng thời đến các gia đình nuôi ong trong vùng để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Anh cho biết: “Nghề nuôi ong cũng lắm công phu, đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, tỉ mỉ, chịu khó và nắm rõ đặc tính của ong như: đi lại, ăn uống, xây tổ, chia đàn; am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở; mùa ong đi lấy mật để nâng cao sản lượng và chất lượng. Ngoài ra, bắt đúng bệnh của ong cũng rất quan trọng. Để phòng ngừa, cứ 2 tháng anh Dương dùng miếng xốp có thấm nước axít + thuốc chí đặt vào mỗi thùng ong giúp hạn chế mầm bệnh lây lan và tăng tốc độ sinh trưởng”.
Để có đàn ong khỏe, hút được nhiều mật, người nuôi phải thường xuyên luân chuyển ong đến nhiều vùng khác nhau. Vào tháng 2, anh Dương đưa ong lên các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk để hút hoa cà phê. Tháng 3 anh lại đưa ong về Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về Hưng Yên nhận hoa mùa nhãn... Việc di chuyển ong phải vào ban đêm. Vì thời gian này ong về tổ ngủ, không bị phân đàn và chết do ảnh hưởng thời tiết. Cứ như thế, đàn ong của anh cho mật liên tục, có đến 4 vụ thu hoạch/năm. Hiện giá bán là 80 ngàn đồng/lít mật, với 1.000 thùng ong, trung bình mỗi năm gia đình anh Dương thu khoảng 40 tấn mật, trị giá 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động ở mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Dương cho hay: “Sau tết Nguyên đán, thời tiết ấm áp cần chuẩn bị cho ong xây tổ, tạo đàn. Đến cuối tháng 2 phải kết thúc việc chia đàn và khoảng cuối tháng 3 đến tháng 5 bắt đầu quay mật”.
Cách gia đình anh Dương không xa là gia đình anh Trần Thế Huy (42 tuổi) từ nghèo khó, nhờ nuôi ong mà cuộc sống gia đình đã khá lên. Chỉ với 240 thùng, trung bình 1 năm anh thu về trên 400 triệu đồng. Anh cho biết: “Nghề này vất vả hơn so với nhiều nghề khác. Nuôi ong số lượng lớn để làm giàu thì càng khó. Điều thuận lợi cho nghề nuôi ong là Tây Nguyên có cà phê, vùng Đông Nam bộ có cây ăn trái là nguồn hoa dồi dào cho ong khai thác. Bình Phước có khí hậu ấm không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ong”.
Để ổn định đầu ra, anh Dương, anh Huy và một số hộ khác trong vùng hợp tác với Công ty ong Đắk Lắk để tiêu thụ mật. Nhờ đó mà sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ đến đó, giúp người nuôi không phải lo lắng nhiều về vấn đề cung - cầu.
Hà My
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065