Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước và đặc biệt là yêu cầu về cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BLDS hiện hành đã bộc lộ một số bất cập. Và những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của BLDS nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt.
Vừa qua, Bộ Tư pháp đã công bố nội dung Dự thảo BLDS sửa đổi để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành và nhân dân. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, dự thảo có nhiều điểm mới và một điểm mới đáng lưu ý nhất là quy định cử người giám hộ thông qua thỏa thuận giữa những người thân thích (có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi 3 đời) của người cần được giám hộ. Nếu không có thỏa thuận thì người giám hộ được cử trong số những người thân thích hoặc cá nhân, pháp nhân và ưu tiên cho người sống cùng hoặc đang trực tiếp chăm sóc người cần được giám hộ nếu đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người cần được giám hộ.
Quy định này phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền lợi của người cần được giám hộ hơn so với quy định hiện hành. Và thực tế hiện nay vợ chồng là giám hộ đương nhiên cho nhau trong trường hợp người bạn đời mất năng lực hành vi dân sự. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 62 của BLDS hiện hành cũng có quy định: 1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ. Nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng muốn ly hôn, chia tài sản thì phải làm sao khi quyền lợi của họ đối lập nhau. Do đó, việc quy định như trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đã mở ra một hướng mới là cho người thân thích của người cần được giám hộ cơ hội để thương lượng mọi việc ổn thỏa, đảm bảo lợi ích người cần được giám hộ. Hơn nữa, tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra vụ tranh chấp quyền giám hộ giữa mẹ ruột và chồng của đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự. Người mẹ cho rằng, con gái của bà không được chồng yêu thương, chăm sóc nên muốn làm người giám hộ cho con, nhưng chiếu theo quy định hiện hành thì không được. Vì theo quy định tại BLDS hiện hành thì chỉ có người chồng mới là người giám hộ đương nhiên.
Nếu nội dung sự việc đúng như lời của người mẹ trong vụ việc trên trình bày thì quyền lợi hợp pháp của người vợ không được bảo đảm, chưa kể dính dáng đến chuyện chia tài sản thì còn rắc rối hơn nữa...
Hải An
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065