Thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia
“Lúc mới nhận đề thi em rất bất ngờ vì đề yêu cầu so sánh giữa hai tác phẩm, một tác phẩm ở lớp 11 và một tác phẩm ở lớp 12. Hai tác phẩm này lại không có nhiều điểm chung,” thí sinh Nguyễn Hà Anh, Trường Trung học phổ thông Văn Hiến chia sẻ.
Cụ thể, câu 2, phần Làm văn, đề thi yêu cầu: “Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹo của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
Thí sinh Phan Ngọc Long (học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức) cho rằng việc so sánh hai tác phẩm nhằm làm rõ việc nghệ thuật phải dựa trên thực tế cuộc sống, cần sự trải nghiệm và quan sát của nhà văn.
“Để làm tốt câu này em nghĩ thí sinh phải thực sự hiểu tác phẩm vì hai tác phẩm gần như không có điểm chung và và không ai có thể nghĩ đề lại yêu cầu so sánh hai tác phẩm đó với nhau,” Long nhận định.
Không chỉ phần văn học, phần nghị luận cũng là nội dung được nhiều thí sinh bàn tán thảo luận sau giờ thi. Phần nghị luận với chủ đề về vấn đề khai thác tiềm lực quốc gia được các thí sinh cho là khá vĩ mô với các em, nhưng cũng là vấn đề thời sự được nói nhiều đến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây.
Cụ thể, câu hỏi số 4 của phần Đọc hiểu yêu cầu thí sinh: “Theo anh, chị, quan điểm của tác giải trong hai dòng thơ: ‘Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/Tiềm lực còn ngủ yên’ có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?”
Câu 1, phần Làm văn: “Anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.”
Thí sinh Phan Ngọc Long cho rằng ở phần này, cần phải nêu mỗi độ tuổi, ngành nghề sẽ phải có trách nhiệm làm gì, phát hiện thực lực của đất nước là gì. Thực lực đó phải là sự kết hợp thiên nhiên, con người và cả bối cảnh trong nước và quốc tế.
“Em nghĩ 200 chữ là khó co duỗi cho thí sinh, không thể đưa hết được các ý vào bài,” Long cho biết.
Thí sinh Hà Anh cho rằng phần nghị luận này không quá khó vì đây là chủ đề thời sự nên em cũng đã có sự chuẩn bị.
Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Linh Chi, Trường Trung học phổ thông Việt Đức, lại cho rằng chủ đề nghị luận về tiềm lực đất nước như trên là quá khó. “Em thường chỉ chú trọng ôn những chủ đề nghị luận gần gũi với mình như vấn đề đạo đức, lối sống, gia đình… Vì thế, khi đọc đề, em rất bất ngờ vì câu hỏi hơi vĩ mô. Em ngồi đọc đề mãi mà chưa biết viết gì, viết như thế nào,” Chi chia sẻ.
Đánh giá đề hay và có phần khó, các thí sinh nhận định đề sẽ phân loại tốt thí sinh. “Nếu chỉ xác định thi môn Văn để xét tốt nghiệp thì em nghĩ với đề thi này, các bạn cũng có thể làm để đạt mức điểm xét tốt nghiệp,” thí sinh Hà Anh nói.
Chiều nay, các em sẽ dự thi môn thứ hai là môn Toán, theo hình thức thi trắc nghiệm, thời gian làm bài là 90 phút.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065