Từ năm 1990 đến nay, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp lý như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân... để kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nòng cốt trong phát triển nền kinh tế quốc dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII). Đến nay, trừ lĩnh vực kinh tế cá thể, hộ gia đình và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cả nước có trên 743.000 doanh nghiệp tư nhân. Năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp vào GDP của đất nước 43,22% và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, giải quyết hàng triệu việc làm cho người lao động...
Năm 1997, Bình Phước có 176 doanh nghiệp tư nhân và 1 dự án FDI. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Bình Phước đều ở dạng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sơ chế nông - lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ... là chính nên sự tác động của khu vực này vào mặt bằng kinh tế của tỉnh không đáng kể. Hoạt động thu ngân sách của tỉnh lúc này (172 tỷ đồng) chủ yếu dựa vào 5 doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn là 4 công ty cao su và 1 đơn vị thủy điện. Để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, ngoài thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, Bình Phước đã ban hành các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư. Đồng thời, tập trung các nguồn lực phát triển hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, các khu, cụm công nghiệp, tổ chức hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư... trong và ngoài nước để mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển sản xuất... Quý 1/2019, Bình Phước thu hút được 15 dự án trong nước và có 224 doanh nghiệp được thành lập, nâng tổng doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, kinh doanh trên địa bàn tỉnh lên gần 6.800 đơn vị. Trong năm 2018, tổng thu ngân sách của Bình Phước đạt 8.276 tỷ đồng, trong đó số thu từ khu vực kinh tế tư nhân hơn 1.200 tỷ đồng... Những kết quả nêu trên cho thấy, ngoài giải quyết việc làm, đổi mới công nghệ, đóng góp vào ngân sách, doanh nghiệp tư nhân còn là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Bình Phước trong thời gian qua... Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh ta đang phát triển chậm, vẫn còn nhỏ lẻ về quy mô và yếu về năng lực tài chính, thiếu sức cạnh tranh trên thương trường. Hầu hết doanh nghiệp tư nhân ở Bình Phước đang trong tình trạng sơ chế hàng nông sản, chưa có sự đầu tư lớn để sản xuất hàng tinh chế nên giá trị kinh tế không cao.
Diễn đàn lần này là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân cả nước nói chung và các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế... hiến kế giúp Chính phủ tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong cơ chế, chính sách. Đồng thời, diễn đàn tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là “rường cột”, là “xương sống” của nền kinh quốc dân trong bối cảnh hội nhập để doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng các mũi đột phá về nguồn nhân lực, đổi mới môi trường kinh doanh, quy mô sản xuất, công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính phủ và các địa phương tiếp tục đầu tư hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh cải cách thể chế vừa tạo động lực vừa đồng hành với kinh tế tư nhân “vươn ra biển lớn”.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065