BP - Đầu năm 1095, các tín đồ đạo Islam xâm chiếm thánh địa Jerusalem của đế quốc Đông La Mã. Để giải nguy cho Jerusalem, hoàng đế Đông La Mã cầu cứu giáo hoàng La Mã đưa quân đến cứu viện. Giáo hoàng La Mã lập tức cử binh sang cứu Đông La Mã. Tháng 11-1095, giáo hoàng La Mã triệu tập đại hội để động viên tinh thần quân sĩ. Bài diễn văn của giáo hoàng đã làm cho các thành phần tham dự đại hội xúc động và họ lấy cây thập tự bằng vải đỏ khâu vào trang phục của mình (lịch sử gọi là đội quân Thập tự) và định ngày giữa tháng 6-1096 sẽ xuất chinh. Đây chính là ngọn nguồn cuộc Thập tự chinh của người phương Tây về phương Đông kéo dài hơn 200 năm.
Đầu năm 1096, một cánh quân Thập tự của nông dân Đức, Pháp tập hợp trên 1 vạn người đã tiến vào Tiểu Á, đánh trận đầu tiên nhưng đã bị quân Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại. Năm 1097, giới quý tộc và giáo hội La Mã đã tập hợp trên 3 vạn binh sĩ chia thành nhiều hướng tiến vào Constantinus. Sau vài trận giao tranh, quân Thập tự chiếm được một số làng mạc của Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 6-1099, quân Thập tự bắt đầu tấn công thành Jerusalem nhưng đều bị thất bại. Sau đó, quân Thập tự thay đổi chiến thuật bằng cách bắn lửa và thuốc nổ vào thành gây hỏa hoạn rồi tổ chức tấn công. Thành Jerusalem bị quân Thập tự dìm trong biển lửa, các đền, đài cung điện đều bị đập phá, người già và trẻ em đều bị giết chết. Sau khi làm chủ được thánh địa Jerusalem, quân Thập tự đã thành lập Vương quốc Jerusalem, lấy thành Jerusalem làm thủ đô và đưa công tước Godefroy de BouiUon (người Pháp) lên làm vua. Tuy nhiên, giáo dân Islam không để cho quân Thập tự làm mưa, làm gió trên đất Jerusalem nên họ đã tổ chức đánh chiếm lại thánh địa này. Cuộc chiến giữa quân Thập tự và tín đồ đạo Islam kéo dài và giáo hoàng La Mã đã phải 8 lần Đông chinh.
Năm 1203, giáo hoàng La Mã lệnh thực hiện thêm một cuộc Đông chinh. Trong lần Đông chinh này, quân Thập tự đánh chiếm được thủ đô Constantinus của đế quốc Đông La Mã. Tháng 6-1212, Pháp huy động 3 vạn trẻ em từ 11-12 tuổi chia làm 5 chiến hạm thực hiện Đông chinh lần thứ 8. Tuy nhiên, khi đang ở biển Địa Trung Hải thì gặp bão đánh chìm 2 chiếc. Trẻ em trên 3 chiến hạm còn lại bị các thuyền trưởng bắt bán cho người Ai Cập làm nô lệ. Nghe tin cuộc Đông chinh lần thứ 8 bị thất bại, giáo hoàng La Mã phát động cuộc thập tự chinh lần thứ 9 nhưng không được giáo hội ủng hộ. Năm 1291, người Ai Cập đã đánh tan quân Thập tự tại căn cứ cuối cùng là thành Acco, đánh dấu chấm hết cho cuộc Thập tự chinh phương Đông kéo dài gần 200 năm do giáo hoàng La Mã phát động.
Các nhà nghiên cứu chính trị thế giới cho rằng, cuộc Thập tự chinh phương Đông là cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài hao tốn người và của. Đặc biệt, cuộc chiến tranh này đã để lại nhiều hậu quả thảm khốc và lâu dài cho nhân loại trong các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo.
T. Phong
(Trích nguồn 102 sự kiện nổi tiếng Thế giới)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065