Gần đây nhất, sau kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa IX, cử tri ấp Thuận Tân, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú kiến nghị: Khu tái định cư cho đồng bào dân tộc S’tiêng có 50 hộ, đến nay vẫn chưa có điện thắp sáng, một số hộ dân tự kéo điện từ xã Đồng Tâm sang. Do kéo nhờ nhà dân nên điện yếu không thể sử dụng, 1kW điện phải trả tới 12.000 đồng. Theo trả lời của lãnh đạo Công ty Điện lực tỉnh, để cấp điện trực tiếp cho 50 hộ thuộc tổ 7, ấp Thuận Tân thì phải đầu tư lưới điện với quy mô: 1,3km đường dây trung áp, 1 trạm biến áp 150kVA và 1,1km đường dây hạ áp, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 750 triệu đồng. Có nghĩa, để có điện đến công tơ, mỗi hộ phải đóng tới 15 triệu đồng. Tương tự, để cấp điện cho 8 hộ dân khu vực thôn Phú Nghĩa, xã Phú Trung (Phú Riềng) cần phải đầu tư 0,5km đường dây trung áp, 0,2km đường dây hạ áp và 1 trạm biến áp 25kVA với tổng mức đầu tư khoảng 225 triệu đồng, với suất đầu tư khoảng 28 triệu đồng/hộ. Chỉ ra 2 ví dụ này cho thấy, thật quá khó cho các hộ dân ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu khi muốn được hưởng ánh sáng văn minh hơn giữa thập kỷ 20 của thế kỷ XXI này.
Bình Phước là tỉnh miền núi, vùng sâu, xa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống rải rác trên địa bàn rộng, phức tạp. Vì vậy, việc đầu tư các dự án điện ở những khu vực này gặp rất nhiều khó khăn như bán kính cấp điện xa, phụ tải thấp, tổn thất và suất đầu tư cao. Theo tính toán của Điện lực tỉnh, suất đầu tư ở những khu vực này trung bình từ 20-30 triệu đồng/hộ, thậm chí một số khu vực còn lên tới 60 triệu đồng/hộ. UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020 với tổng mức đầu tư trên 676,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, nhiều khoản chi nên trong năm 2015, Bình Phước mới đầu tư được 15 tỷ đồng, năm 2016 là 20 tỷ đồng (theo số liệu của Điện lực tỉnh), quả là ít so với tổng vốn đầu tư nêu trên.
98,3% hộ dân được sử dụng điện, trong đó số hộ nông thôn có điện đạt trên 97% là cố gắng lớn của ngành điện Bình Phước và các cấp, ngành. Tuy nhiên, hằng năm, nhu cầu cấp điện bằng nguồn vốn của ngành điện càng nhiều, đặc biệt là đầu tư lưới điện ở các khu vực vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, suất đầu tư cho mỗi hộ rất lớn nhưng hiệu quả không cao. Đây quả là bài toán khó cho ngành điện ở một tỉnh còn nhiều khó khăn như Bình Phước. Khó mấy cũng có cách giải, quan trọng là có quyết liệt và có “thắp sáng niềm tin” như câu slogan của chính ngành điện Việt Nam đang thực hiện hay không? Lời giải của bài toán khó không chỉ ngành điện tìm ra là được, mà cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, ngành chức năng liên quan và mỗi hộ dân. Đừng để các vị đại biểu Quốc hội, HĐND “xin ghi nhận”, “xin chuyển kiến nghị đến ngành chức năng”, hoặc hứa rồi lại hứa... mỗi khi thực hiện tiếp xúc cử tri. Hãy “thắp sáng niềm tin” bằng những hành động cụ thể hơn.
Hoàng Ngọc
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065