Đồng bào Xêtiêng ở Bù Đăng chuẩn bị nấu cơm lam - Ảnh: Thanh Thủy
Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã được đầu tư, chuẩn bị rất công phu, đề cập một cách toàn diện các vấn đề cơ bản của xã hội. Những đánh giá về ưu, khuyết điểm rất thẳng thắn, xác đáng, nhất là khuyết điểm có nhiều đánh giá khá mới mẻ, mạnh dạn trong một số lĩnh vực. Việc xác định mục tiêu, phương hướng và hệ thống các giải pháp rõ ràng, có căn cứ khoa học.
Xung quanh các lĩnh vực văn hóa và giáo dục, cá nhân tôi nhận thấy việc đánh giá về thành tựu và hạn chế cũng như đề ra các giải pháp vẫn còn một số điểm cần xem xét, nghiên cứu thêm, cụ thể là:
Thứ nhất, phần đánh giá kết quả đạt được, ở nội dung “Các lĩnh vực xã hội”: Dự thảo chưa đề cập đến kết quả của phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Những hoạt động này trong thời gian qua diễn ra rất sôi động ở cơ sở, có ý nghĩa sâu sắc trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, phần đánh giá về các hạn chế, yếu kém của lĩnh vực văn hóa - xã hội còn chưa sát, một số vấn đề chưa được đánh giá như:
Dự thảo báo cáo đánh giá “Đời sống văn hóa trong vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuy được quan tâm nhưng còn nghèo nàn”. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, theo tôi thì đời sống văn hóa của nhân dân nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, nhất là tại các vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống các thiết chế văn hóa chưa được chú trọng đầu tư hoặc chưa phát huy hết công năng. Chưa xây dựng, quy tụ được đội ngũ văn nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa của tỉnh. Chưa có nhiều sáng tác văn hóa, nghệ thuật phản ánh những đặc trưng trong cuộc sống phong phú đa dạng của nhân dân và sự phát triển sôi động của tỉnh nhà.
Thứ ba, về nhiệm vụ và các giải pháp: Nên nghiên cứu bổ sung một số giải pháp:
Về giải pháp đối với lĩnh vực văn hóa:
Đẩy mạnh đầu tư cho văn hóa, có cơ chế thu hút đầu tư trong lĩnh vực văn hóa.
Về giải pháp đối với lĩnh vực giáo dục:
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và có cơ chế khuyến khích các hoạt động giáo dục kỹ năng, hướng nghiệp. Hiện nay, đây là lĩnh vực hầu như còn ít được quan tâm trong công tác giáo dục, cần mạnh dạn xem xét để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Gắn kết chặt chẽ giữa thành quả giáo dục đào tạo với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cá nhân tôi nhận thấy, những năm qua, kết quả giáo dục - đào tạo của tỉnh Bình Phước rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, lực lượng học sinh giỏi, xuất sắc sau khi học đại học, sau đại học thường ít trở về phục vụ quê hương. Do vậy, cần có cơ chế thu hút hợp lý các đối tượng này.
Ở khía cạnh khác, Bình Phước là tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên thực tế, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, do đó, cần có những chính sách đầu tư, khuyến khích con em trong tỉnh học tập, nghiên cứu tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại của tỉnh bạn, của thế giới về phục vụ cho tỉnh nhà. Ví dụ như có chính sách hỗ trợ cử thực tập sinh đến Israel học tập và thực hành về nông nghiệp công nghệ cao...
Lương Thị Hồng Vân
Trường chính trị tỉnh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065