Từ làng nghề thủ công mỹ nghệ
Về xã Tân Tiến hỏi xưởng gia công đồ gỗ mỹ nghệ với cái tên Thắng Cocky thì ai cũng biết. Không vốn giắt lưng, kinh nghiệm lại chưa nhiều nhưng nhờ sự kiên trì, không ngừng học hỏi, nỗ lực vươn lên, hiện anh Bùi Xuân Thắng đã mở được một cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều thanh niên trong vùng. Anh Thắng cho biết, sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ tỉnh Hưng Yên, năm 2011 anh vào xã Tân Tiến lập nghiệp với hành trang là nghề gia truyền của gia đình. Với quyết tâm làm kinh tế để trang trải cuộc sống và giữ gìn nghề, được tạo điều kiện vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội do Đoàn xã quản lý cùng sự hỗ trợ của họ hàng, anh Thắng đã thuê mặt bằng mở cơ sở sản xuất gia công đồ gỗ mỹ nghệ. Khi mới thành lập, cơ sở của anh gặp không ít khó khăn do tay nghề còn hạn chế, mẫu mã chưa phong phú, khó cạnh tranh trên thị trường. Nhưng anh không nản chí mà càng quyết tâm học hỏi. Dần dần, sản phẩm anh làm ra đẹp, mẫu mã đa dạng, giá phù hợp nên khách tìm đến đặt hàng ngày một đông, cơ sở thêm phát triển.
Anh Nguyễn Duy Phương (ngoài cùng bên trái), Bí thư Chi đoàn ấp 5, xã Hưng Phước trong căn nhà khang trang vừa xây dựng. Đây cũng là nơi chi đoàn chọn triển khai nội dung sinh hoạt cho đoàn viên thanh niên
Anh Thắng chia sẻ: “Tôi mở xưởng với mong muốn truyền đạt nghề cho đoàn viên thanh niên địa bàn. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, lãi thu về đến đâu tôi tiếp tục đầu tư mua thêm thiết bị máy móc như máy cưa, máy nén khí để phun sơn, các loại máy bào, khoan, đánh bóng gỗ để mở rộng quy mô sản xuất. Để tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng thị hiếu đa dạng của khách hàng, tôi dành nhiều thời gian đi tham khảo các kiểu kiến trúc, điêu khắc trên khắp đất nước và sau đó mô phỏng theo. Nhờ vậy, sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của tôi được khách hàng trong và ngoài địa phương ưa chuộng. Trung bình, mỗi tháng cơ sở nhận từ 10-15 hợp đồng, mỗi hợp đồng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, tùy mẫu mã đơn hàng”.
Dẫn chúng tôi tham quan sản phẩm tượng cóc thần tài cơ sở anh vừa làm xong, anh Thắng nói: Cơ sở phát triển đa dạng sản phẩm như tượng thờ, tượng linh thú, trong đó chủ yếu là tượng cóc thần tài, Tam Đa, Di Lặc, Quan Ông... làm bằng chất liệu gỗ có tại địa phương... Chỉ vào tượng cóc cao 80cm làm bằng gõ đỏ, anh Thắng bật mí: “Đồ mỹ nghệ phải được làm từ những loại gỗ có đủ tiêu chuẩn mới đáp ứng công việc bởi thớ gỗ chắc chắn, khi bào đục không bị nứt hay vỡ vụn. Khi tạo những tiểu tiết nhỏ cũng đủ độ kết cấu để thành hình. Chúng tôi mất hơn 6 tháng để từ một cục gỗ thô trở thành 1 tác phẩm nghệ thuật, với đơn hàng này tiền gia công hơn 50 triệu đồng”.
Không chỉ vượt khó vươn lên làm giàu, anh Thắng luôn được Đoàn xã đánh giá cao trong các phong trào thi đua, xây dựng tổ chức đoàn. Gia đình anh luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực ủng hộ các phong trào quyên góp ở địa phương.
Đến sản xuất nông nghiệp
Không chỉ là thủ lĩnh năng nổ trong các hoạt động phong trào đoàn - hội tại địa bàn, Bí thư Chi đoàn ấp 5 (xã Hưng Phước) Nguyễn Duy Phương luôn có ý chí vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.
Anh Tạ Minh Tâm, Phó bí thư Huyện đoàn Bù Đốp khẳng định: Tổ chức đoàn đã “truyền lửa” cho thanh niên và là cầu nối để thanh niên khởi nghiệp tiếp cận những nguồn lực khác như vốn vay ưu đãi, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn về khởi nghiệp; chương trình đối thoại giữa lãnh đạo các phòng, ban, ngành, doanh nghiệp với đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ thanh niên thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi, trồng trọt... Hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 100 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, đa số mô hình khởi nghiệp của thanh niên làm chủ còn gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ, vốn ít... Vì vậy, các cấp, ngành rất quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để mô hình khởi nghiệp của thanh niên phát triển hiệu quả. |
Dẫn chúng tôi tham quan vườn tiêu hơn 2.000 nọc xanh tốt, anh Phương cho biết anh luôn nỗ lực cùng gia đình phát triển kinh tế vườn. Năm 2017, sau khi cưới vợ, anh được gia đình cho ra ở riêng với 2 ha đất. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài cùng sự năng động của tuổi trẻ, anh đã nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; thường xuyên đọc sách, báo về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ vậy, mảnh vườn cằn cỗi trước đây đã được anh phủ xanh bằng 1.500 trụ tiêu đang cho thu hoạch, 500 trụ trong giai đoạn kiến thiết, 300 cây cao su cho năng suất mủ cao, mỗi năm gia đình anh thu hơn 300 triệu đồng. “Trái ngọt” sau nhiều năm lao động của hộ anh là căn nhà mới khang trang, kinh phí xây dựng hơn 400 triệu đồng.
Với vai trò là Bí thư Chi đoàn ấp 5, anh Phương luôn gương mẫu, hưởng ứng tích cực các phong trào, hoạt động tại địa bàn. Anh Nguyễn Cao Kỳ, Phó bí thư Đoàn xã Hưng Phước nhận định: “Đồng chí Phương luôn gần gũi với đoàn viên, thanh niên; trong công việc luôn tích cực, chịu khó; chủ động triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác đoàn. Nổi bật trong năm qua, anh cùng Ban Chấp hành Xã đoàn có nhiều hình thức tập hợp thanh niên, huy động các nguồn vốn hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế”.
Đức Trung
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065