Theo đó, đến năm 2020, Bình Phước phấn đấu xây dựng 10 mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh gồm: Điều, hồ tiêu, cây ăn trái, rau ăn lá, dưa lưới, nuôi heo, gà, bò và dê theo hình thức hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn lớn nhằm củng cố, phát triển các HTXNN theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn 3-5 mặt hàng chủ lực để hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, bảo đảm thành lập mới và huy động trên 50% HTXNN tham gia liên kết chuỗi giá trị.
Các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, gồm: Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
Bên cạnh đó, xây dựng 10 mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm dựa trên liên kết doanh nghiệp, công ty với HTX. Lựa chọn các nhóm mặt hàng nông sản chủ lực có lợi thế so sánh tại cấp huyện và tập trung vào: Điều, tiêu, cây ăn trái, rau ăn lá, dưa lưới, nuôi heo, gà, bò và dê. Phát triển liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh: Các huyện, thị xã và thành phố chủ động rà soát sản phẩm chủ lực theo định hướng của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 để tập trung hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức lại sản xuất nhằm xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và HTX với các mục tiêu, kế hoạch từng lĩnh vực đến năm 2020: Đối với cây điều, phấn đấu có 30 HTXNN và phát triển vùng nguyên liệu chiếm tối thiểu 50% diện tích canh tác theo tiêu chuẩn an toàn, bền vững. Đối với cây hồ tiêu, có 30 HTX hoạt động hiệu quả và phát triển vùng nguyên liệu chiếm tối thiểu 50% diện tích canh tác tiêu chuẩn an toàn, bền vững. Cây ăn trái đang có tiềm năng xuất khẩu lớn, kế hoạch có 22 HTX hoạt động làm đầu mối nâng cao năng suất, chất lượng. Rau ăn lá và dưa lưới, mục tiêu có 15 HTX hoạt động để liên kết với doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị và phát triển tập trung tại TP. Đồng Xoài, các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản và 2 TX. Bình Long, Phước Long.
Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi phát triển mạnh tập trung tại các nông hộ, trang trại. Do đó, xác định vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, sản xuất tập trung, vận động các tổ hợp tác, chủ trang trại, gia trại sản xuất giỏi, có kinh nghiệm và uy tín với cộng đồng làm sáng lập viên, vận động thành lập các HTX với quy mô phù hợp. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 15 HTX hoạt động trong chăn nuôi tham gia liên kết chuỗi giá trị.
Đối với các sản phẩm nông sản khác và HTXNN dịch vụ tổng hợp tùy điều kiện, lợi thế so sánh của các địa phương chủ động lựa chọn dịch vụ, sản phẩm, ngành hàng để hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm có trên 34 HTXNN hoạt động. Riêng với chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020: Các địa phương vận động các hộ, tổ, nhóm thành lập HTX nhằm phát triển sản phẩm nông sản đặc sản. Phấn đấu có trên 11 HTX được thành lập để tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao ở địa phương.
Thúy Ngọc
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065