Lâu nay, cải cách hành chính (CCHC) vốn chỉ được xem là một bước đi trong quá trình hoàn thiện thể chế và hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giảm bớt thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng giúp người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. CCHC cũng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Với cải cách tài chính công, đây chỉ được xem là nhiệm vụ không thuộc nhóm “quan trọng nhất”. Thế nhưng, đại diện cơ quan chức năng đã khẳng định qua thực tế, tăng thu ngân sách từ CCHC. Điều này khẳng định CCHC có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi quốc gia!
Có thể khẳng định, CCHC đã được từ Trung ương đến cơ sở đặc biệt chú trọng thời gian qua, với những chỉ đạo quyết liệt. Tại Bình Phước, bức tranh CCHC đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng, song bên cạnh đó vẫn còn không ít hạn chế. CCHC phải trải qua quá trình tiến hành nhiều bước, nhiều năm với nhiều lộ trình khác nhau. Bắt đầu từ việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách một bước nền hành chính nhà nước, gồm cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
Hiện nay, CCHC đang thực hiện với 4 nội dung: Cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Thêm vào đó là việc xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công tại các đơn vị sự nghiệp, đơn vị công lập, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện. Hiệu quả bước đầu là thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức mặc dù có thay đổi, song thực tế cho thấy vẫn khá chậm. Những hạn chế này đang là trở ngại lớn tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi tiến trình cải cách, cũng là thách thức phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, CCHC ở nước ta hiện nay diễn ra trong khuôn khổ của cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính là vẫn còn nhiều biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như nhu cầu của nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, thể hiện trên nhiều mặt.
Những năm qua, CCHC đã mang lại kết quả đáng kể; góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật của nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện, hội nhập quốc tế. Song để CCHC thực sự là động lực quan trọng đối với thu ngân sách, cần phải có những giải pháp cụ thể hơn với từng ngành, từng bộ phận liên quan, như tuyên truyền, giới thiệu, cung cấp thông tin, cập nhật kịp thời cho các doanh nghiệp, cá nhân về lĩnh vực tài chính dưới nhiều hình thức đa dạng; đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị; tăng cường nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp lý để việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính hợp lý, khoa học gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực...
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065