BP - Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị về công tác phòng, chống tham nhũng cuối tháng 4-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương đã nhấn mạnh: “Đừng sợ làm sẽ mất uy tín, sợ khuyết điểm là không tiến bộ được, mà làm để lấy lại uy tín và đã như thế thì phải công khai”. Nhớ lại lời dạy của Bác Hồ về xử lý cán bộ sai phạm (1964): “Thà chặt một cành sâu để cho cây xanh tốt”. Chính từ những câu nói rất giản dị và mộc mạc của Bác ngày trước và của đồng chí Tổng Bí thư hôm nay đã củng cố thêm lòng tin của nhân dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, tham ô hiện nay.
Sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta được đẩy mạnh hơn, nhiều cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất đã bị phát hiện. Chưa bao giờ nhân dân lại chứng kiến trong một thời gian rất ngắn, nhưng đã có hàng loạt vụ tham ô, tham nhũng lớn xảy ra trong lĩnh vực dầu khí, hàng hải, ngân hàng, thậm chí cả lực lượng vũ trang (công an, quân đội)... đã được phát hiện. Tuy nhiên, những vụ việc này dù đã phát hiện nhưng vẫn còn một số dư luận trái chiều ảnh hưởng đến uy tín của Đảng như sự bỏ trốn của Dương Chí Dũng, của Trịnh Xuân Thanh và sai phạm của một số cán bộ cấp cao... Tuy nhiên, chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Tổng Bí thư là “không có vùng cấm trong chống tham nhũng”... Vì vậy, Dương Chí Dũng phải nhận bản án tử hình. Còn Trịnh Xuân Thanh phải về nước đầu thú và lĩnh mức án chung thân do sai phạm của mình gây ra.
Những ngày qua, tòa án cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo đối với bị cáo Đinh La Thăng... Cũng cần phải nói rằng, để phát hiện và xử lý đúng người, đúng tội trong cuộc chiến chống tham nhũng là điều không hề dễ dàng mà là rất cam go và phức tạp. Bởi rào cản lớn nhất trong cuộc chiến này là tâm lý e ngại, cả nể, lo sợ bị suy diễn, quy chụp hay xuyên tạc khi “cởi áo cho người xem lưng” những sai phạm và nếu phanh phui sẽ làm uy tín của ngành, của tổ chức bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các thế lực thù địch sẽ tìm cách xuyên tạc và tuyên truyền rằng đó chỉ là những cuộc đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực trong Đảng gây ra những hoang mang, dao động trong dư luận nhân dân. Tuy nhiên, nếu không cương quyết xử lý thì sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho đất nước, cho uy tín của Đảng. Vì vậy, kết luận chỉ đạo tại hội nghị của đồng chí Tổng Bí thư giữa bối cảnh nhiều cán bộ lãnh đạo trong các tổ chức, đơn vị đang bị điều tra và đưa ra xét xử cần phải công khai để minh bạch về tính chất. Đặc biệt, việc công khai đối tượng, hành vi sai phạm sẽ giúp người khác lấy đó làm bài học răn mình vô cùng hữu hiệu.
Mấy năm trước, một kế toán của một cơ quan ở Bình Phước đã làm giả chữ ký của lãnh đạo để tham ô gần 6 tỷ đồng. Vụ việc bị phát giác và vị kế toán này đã phải trả giá bằng mức án chung thân. Việc công khai thông tin về hành vi sai phạm và mức án dành cho đối tượng này đã là bài học đắt giá cho những ai còn có ý định thụt két công quỹ. Chính nhờ công khai vụ án mà đến nay ở Bình Phước đã không tái diễn hành vi phạm pháp như đã nêu.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065