Ngoài ra, HĐND tỉnh còn có Nghị quyết chuyên đề số 16, ngày 14-12-2010 về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020. Như thế để thấy các cấp, các ngành và huyện, thị xã trong tỉnh đã và đang dành nhiều sự quan tâm đối với công tác trẻ em. Tuy nhiên, do những khó khăn đặc thù của một tỉnh vùng sâu, biên giới, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế.
Cái khó đầu tiên, thấy rõ nhất là hạ tầng phục vụ trẻ em trên địa bàn tỉnh hiện rất nghèo nàn. Dù đã qua 20 năm tái lập tỉnh nhưng trong tổng số 111 thì mới chỉ có 56 xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi dành cho trẻ em ở mức tối thiểu và chưa có xã, phường, thị trấn nào thực hiện quy hoạch đất xây dựng các công trình phục vụ trẻ em. Toàn tỉnh chỉ có 7 nhà thiếu nhi cấp huyện, thị và 1 trung tâm thiếu nhi do tỉnh quản lý nên chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi của một nhóm nhỏ trẻ em ở khu vực trung tâm. Tiếp đến là nguồn kinh phí hằng năm đầu tư cho trẻ em rất thấp. Với hàng chục ngàn trẻ em trong độ tuổi cần chăm sóc, nhưng thời điểm trước năm 2015, ở cấp tỉnh mỗi năm chỉ được đầu tư 650 triệu đồng để thực hiện các đợt tuyên truyền, tặng quà dịp tết thiếu nhi, tết Nguyên đán. Nguồn kinh phí hỗ trợ trẻ em nghèo, dân tộc thiểu số chủ yếu do chính quyền cơ sở, đoàn thể vận động. Ngay cả việc xây dựng một số công trình phúc lợi phục vụ trẻ em vùng sâu cũng từ nguồn vận động. Thế nhưng từ năm 2016 đến nay, do khó khăn về ngân sách nên ngay cả nguồn kinh phí ít ỏi này cũng bị cắt.
Khó khăn nữa là nguồn nhân lực phục vụ trẻ em hiện vừa mỏng vừa yếu. Khi còn mô hình Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, toàn tỉnh có tới 1.600 cộng tác viên và mỗi xã, phường, thị trấn đều có 1 cán bộ chuyên trách làm công tác trẻ em. Nhưng hiện nay, chỉ có 850 cộng tác viên và cán bộ cấp xã đều là kiêm nhiệm. Cán bộ đã giảm gần một nửa so với trước, phụ cấp lại quá thấp so với các tỉnh khác. Trong khi tỉnh Đồng Nai, phụ cấp cho cộng tác viên là 0,5 mức lương tối thiểu, Bình Dương 0,3, Tây Ninh 0,3... thì ở tỉnh ta, phụ cấp cộng tác viên làm công tác trẻ em chỉ là 0,1 và 0,15 cho cán bộ kiêm nhiệm cấp xã. Bởi thế, nhiều người chỉ làm cho vui, khi nào thấy không vui thì nghỉ!
Như vậy vẫn chưa hết khó khăn, bởi ngày 24-3-2016, UBND tỉnh lại ban hành Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND quy định số lượng, chức danh, chế độ chính sách, quản lý đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn ấp, khu phố và các đối tượng công tác khác ở xã phường, thị trấn, thôn ấp. Tại quyết định này, UBND tỉnh không bố trí chức danh kiêm nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại xã, phường, thị trấn, thôn ấp, khu phố nữa và ngưng chi trả phụ cấp cho nhóm đối tượng này, gây bất an trong đội ngũ làm công tác trẻ em và làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của công tác này.
Với những khó khăn, bất cập đã nêu, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nguy cơ gia tăng số lượng trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lại càng lớn. Trong khi đối tượng cần chăm sóc tăng lên, điều kiện để chăm sóc lại giảm hẳn xuống thì rõ ràng chất lượng công tác trẻ em bị giảm sút là nhìn thấy rõ.
Nguyên Thủy
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065