Là đảng viên, tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung nêu trên. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng như sự phát triển chung của ngành tài nguyên - môi trường, xu thế quản lý của thế giới trong lĩnh vực này, tôi đề nghị ở đoạn nêu trên cần bổ sung nội dung như sau vào phần cuối: “Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường và phần mềm chuyên dụng kết nối, tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, thuế, tài chính, ngân hàng,… nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải tạo môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu”.
Như vậy, ở điểm thứ 6 của mục 5 sẽ viết lại như sau: Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường và phần mềm chuyên dụng kết nối, tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, thuế, tài chính, ngân hàng,… nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải tạo môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Cũng tại mục thứ 5 về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong dự thảo Báo cáo chính trị có nêu ra 12 nhiệm vụ. Tại nhiệm vụ thứ 7, ở phần cuối có nêu:… Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tôi đề nghị ở cuối đoạn “có thể gây đột biến” cần bổ sung dấu phẩy (,) và sau đó là cụm từ “gây mất ổn định”. Như vậy, ở phần cuối của nhiệm vụ thứ 7 sẽ được viết lại như sau: Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến, gây mất ổn định; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Ở mục 1, về những nhiệm vụ trọng tâm thuộc mục thứ XV, về những nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, trong dự thảo Báo cáo chính trị đưa ra 6 nhiệm vụ. Thứ nhất là “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”… Thứ hai là “Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập”… Thứ ba là “Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế;”… Thứ tư là “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”...; Về việc sắp xếp thứ tự trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 5 năm 2021-2025 như nêu trên, tôi đề nghị đưa nội dung thứ 3 và thứ 4 lên trước nội dung thứ 2. Vì “giữ gìn độc lập, tự chủ, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ” và “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam” là hai nhiệm vụ tiền đề, là nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục thực hiện nhanh và có hiệu quả cao đối với các nhiệm vụ khác về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Tại mục “Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, rút ra một số bài học kinh nghiệm”, trong Báo cáo chính trị đã đề ra 5 bài học kinh nghiệm, gồm: Một là, chú trọng đặc biệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ;… Hai là, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”;… Ba là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội;… Bốn là, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hòa giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội;… Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ;… Trên cơ sở những nguyên nhân chủ quan của hạn chế, khuyết điểm, cá nhân tôi ở phần này cần bổ sung thêm bài học thứ 6 là: Đổi mới tổ chức bộ máy, thực hiện nghiên cứu, xây dựng đề án, những nguyên tắc; phân tích chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và hệ thống nhà nước khi đưa ra cải cách bộ máy để tránh cực đoan, thiếu cơ sở khoa học. Lộ trình cải cách bộ máy cần ưu tiên thay đổi những bộ phận, tổ chức gây cản trở trực tiếp, đặc biệt đối với môi trường kinh doanh.
Thanh Hải (Đồng Xoài)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065