Tuyết rơi dày đặc tại thủ đô Rome
Đây là nhận định của các nhà khoa học thuộc nhiều nước đưa ra trong bối cảnh thời tiết trên các khu vực trên thế giới trong những năm gần đây bị hoán đổi.
Theo ghi nhận của giáo sư Robert Rohde thuộc Viện nghiên cứu Berkeley Earth ở thủ đô Washington (Mỹ), đã có sự hoán đổi về thời tiết mùa Đông tại châu Âu và Bắc Cực. Đợt khí lạnh từ vùng Siberia đã "nhấn chìm" các nước châu Âu, cùng với các thành phố phía Nam, trong giá lạnh với nền nhiệt dưới 0 độ C, khiến các bãi biển tại Địa Trung Hải với hàng cây cọ trải dài phủ một màu tuyết trắng.
Trái với mùa Đông khắc nghiệt ở châu Âu, nhiệt độ không khí tại Bắc Cực, nơi sẽ không thấy Mặt Trời đến tháng Ba, ghi nhận mức tăng trên ngưỡng 0 độ C, chênh 30 độ C so với mức bình thường. Riêng tại trạm khí tượng Longyearbyen ở đảo Svalbard trên Bắc Cực, nhiệt độ ghi nhận trên 10 độ C trong một tháng qua.
Bên cạnh đó, vào thời điểm lạnh nhất của mùa Đông, diện tích biển Bắc Cực bị băng bao phủ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi các kỷ lục về tình trạng này được ghi nhận cách đây 50 năm trước.
Theo ghi nhận của Cơ quan băng tuyết Na Uy, tại khu vực gần quần đảo Svalbard gần Bắc Cực, diện tích biển bị che phủ đo được vào khoảng hơn 205.000km2, giảm một nửa so với trung bình từ năm 1981-2010.
Nhà nghiên cứu khí hậu Robert Graham thuộc Viện Địa cực Na Uy, cho biết tình trạng mùa Đông ở Bắc Cực ấm lên xảy ra với tần suất dày hơn với bốn mùa Đông ấm trong 5 năm trở lại đây, trong khi vào giai đoạn 1981-2010 chỉ xảy ra bốn lần.
Ông Etienne Kapikian, thuộc Cơ quan thời tiết quốc gia Pháp, nhận định hai nghịch cảnh thời tiết trên có liên quan trực tiếp với nhau, trong khi Chủ tịch danh dự Viện Thái Bình Dương Peter Gleick cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra là yếu tố làm thay đổi hoàn toàn thời tiết trên hành tinh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là suy đoán dựa trên hiện tượng và một số các nhà khoa học cho rằng mối liên hệ giữa "Bắc Cực ấm và châu Âu lạnh" với tình trạng ấm lên toàn cầu chưa được kiểm chứng.
Gấu trắng Bắc Cực ở Vịnh Hudson, Canada
Nhà khoa học về khí hậu Marlene Kretschmer, thuộc Viện Potsdam về nghiên cứu sự tác động của khí hậu, giải thích rằng hoạt động và sức mạnh của các luồng gió mạnh ở tầng bình lưu - hay còn gọi là lốc xoáy vùng cực - ảnh hưởng đến dòng tia - vốn được coi là yếu tố tạo ra hình thái thời tiết trên thế giới.
Thông thường, lốc xoáy vùng cực di chuyển từ Tây sang Đông khu vực Bắc Cực cách bề mặt Trái Đất 30km, trong khi dòng tia - là các luồng gió thổi nhanh - nằm ở độ cao ở đỉnh tầng đối lưu và thổi theo hướng tương tự như lốc xoáy vùng cực.
Không khí lạnh giá tại Bắc Cực, vốn bị "khóa chặt" trong các lốc xoáy vùng cực, đã "thoát ra" và từ đó tạo nên khối không khí lạnh lan tỏa sang châu Âu. Trong khi đó, sự ấm lên đột ngột ở tầng đối lưu trung bình xảy ra mỗi năm, do vậy đây không phải là hiện tượng hiếm gặp.
Nhà khoa học Kretschmer khẳng định xu hướng toàn cầu ấm lên là hiển nhiên với việc nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng 1 độ C kể từ giữa thế kỷ 19 đã đủ gây ra tình trạng hạn hán, các đợt nắng nóng và bão. Theo bà, thật khó khẳng định hiện tượng thời tiết có liên hệ với việc Trái Đất ấm lên, song đã có bằng chứng rõ ràng rằng thời tiết ở Bắc Cực thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hình thái thời tiết của các châu lục.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065