Ông Nguyễn Văn Trường ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh) cho biết, năm nay gia đình ông thanh lý 5 sào điều già chuyển qua trồng tiêu. Do kinh tế khó khăn nên ông chỉ trồng 350 nọc để lấy dây tiêu cho năm sau phủ hết diện tích (khoảng 1.000 nọc). Ông Trường cũng như đa số nông dân hiện nay chỉ trồng tiêu theo phương thức phóng nọc giả bằng cây gỗ tạp hoặc gỗ tạp xẻ rồi thay dần bằng cây keo lai (nọc sống) để giảm chi phí đầu tư ban đầu và giúp vườn tiêu có bóng mát.
Muốn xuống giống hồ tiêu kịp mùa mưa, người trồng phải chuẩn bị phân bón các loại, giống, làm đất phóng nọc và che chắn
Muốn xuống giống tiêu kịp đầu mùa mưa để cây phát triển đẹp thì ăn tết xong người trồng phải chuẩn bị “cơ sở hạ tầng”: Cày, khoan lỗ, rắc vôi phơi đất, ủ phân chuồng hoai để phòng các bệnh rệp sáp, nấm hồng và chống nhiễm tuyến trùng cho tiêu. Tháng 4 phải phóng nọc. Tuy nhiên, tiền cọc đã trao tay mà đến nay người bán vẫn hẹn lần vì chưa có nọc tiêu. Ông Trường cho biết, mùa xuống giống năm nay, nhiều hộ ở Lộc Ninh thanh lý điều, cà phê để trồng tiêu. Nhiều hộ xuống hàng ngàn nọc đều chung cảnh “sốt” nọc tiêu. Giá mỗi nọc tiêu giả ở Lộc Ninh tăng 27 lên 35 ngàn đồng (với những người chưa đặt hàng trước tết). Theo tính toán của nông dân trồng tiêu bằng nọc sống hiện giá thành khoảng 150-200 ngàn đồng/nọc. 1 ha tiêu (2.000 nọc) đầu tư ban đầu khoảng 300 triệu đồng.
Ông Hoàng Văn Gia, Trưởng ấp Đắk Côn, xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) cho biết: Nọc giả nếu đặt hàng trước tết có giá 80 ngàn đồng nhưng đến mùa xuống giống tăng lên 100 ngàn đồng. Ở Bù Gia Mập nọc sống đều được lái buôn chở từ Lộc Ninh, Bù Đốp về bán.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) và hội nông dân các cấp nhiều năm khuyến cáo giá tiêu cao nhưng nông dân nên thận trọng, bởi Việt Nam chiếm 30% sản lượng hồ tiêu và 50% thị phần xuất khẩu trên thế giới, nếu ồ ạt trồng tiêu sẽ dẫn đến cung vượt cầu và giá ắt sẽ giảm sâu như thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đầu tư cho hồ tiêu ban đầu rất lớn và khác với cây trồng khác là nếu giá giảm nông dân không bón phân, tưới nước thì cây tiêu sẽ chết dẫn tới nông dân sẽ rơi vào nợ nần, phá sản.
P.Hà
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065