* Vấn đề thứ nhất: Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác xóa đói, giảm nghèo như: Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp; bố trí nguồn lực của địa phương thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù; có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với cán bộ thực hiện chương trình giảm nghèo.
Sở LĐ-TB&XH trả lời về vấn đề kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp: Trong quá trình hoạt động, một số thành viên ban chỉ đạo, tổ chuyên viên Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo có thay đổi công tác; do đó sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành là thành viên ban chỉ đạo tham mưu UBND tỉnh kiện toàn ban chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc Chương trình MTQG giảm nghèo (Quyết định 2660/QĐ-UBND ngày 28-12-2012 của UBND tỉnh về việc kiện toàn ban chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc BCĐ Chương trình MTQG giảm nghèo tỉnh Bình Phước).
Hàng năm, sở LĐ-TB&XH đều phối hợp với các sở ngành là thành viên ban chỉ đạo, tổ chuyên viên tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình MTQG giảm nghèo và đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện. (UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 16-4-2013 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2013).
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác phối hợp thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo; sở phối hợp với các đơn vị là thành viên ban chỉ đạo, tổ chuyên viên thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo tại cơ sở (Kế hoạch số 76/KH-BCĐGN ngày 16-4-2013 của UBND tỉnh về việc giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo).
Về bố trí nguồn lực của địa phương thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù. Do tình hình suy giảm kinh tế thời gian qua nên việc bố trí nguồn lực thực hiện các dự án giảm nghèo còn hạn chế. Hiện nay, sở LĐ-TB&XH đang lập dự toán nguồn kinh phí thực hiện những chính sách, dự án giảm nghèo do sở quản lý gửi sở Tài chính thẩm định và tham mưu UBND tỉnh phân bổ thực hiện năm 2014.
Về chế độ đãi ngộ tương xứng đối với cán bộ thực hiện chương trình giảm nghèo: Hiện nay, mỗi xã đều bố trí 1 cán bộ làm công tác giảm nghèo, chế độ phụ cấp được đảm bảo theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ là 1% lương tối thiểu. Vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; Theo đó, chế độ ưu đãi cho cán bộ giảm nghèo được bổ sung thêm đó là: Được mua BHYT; được hưởng các chế độ phụ cấp, công tác phí từ nguồn khoán phụ cấp (theo Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP).
* Vấn đề thư hai: Tại Công văn số 2034/SLĐTBXH-VP ngày 3-12-2012; Công văn số 2042/SLĐTBXH-VP ngày 4-12-2012 của sở LĐ-TB&XH về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và đại biểu HĐND tỉnh, ông Võ Văn Mãng và ông Lê Trường Sơn, Phó giám đốc sở đã hứa về việc tiến hành phân loại đối tượng người lang thang, xin ăn trả về địa phương và nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Sở LĐ-TB&XH trả lời: Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, ngày 9-10-2012, sở LĐ-TB&XH có Công văn số 1754/ SLĐTB&XH gửi UBND các huyện, thị xã về việc thống kê đối tượng lang thang xin ăn, ngủ vỉa hè đường phố trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay chỉ có 4 đơn vị, gồm: Thị xã Đồng Xoài, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản gửi báo cáo về Sở, có 19 đối tượng lang thang. Hiện nay, các địa phương cũng đang đẩy mạnh việc rà soát đối tượng lang thang để được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội tại cộng đồng và đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh. Do vậy, sở LĐ-TB&XH chưa tiến hành tham mưu UBND tỉnh chủ trương thu gom đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh, phân loại trả về địa phương và chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Về phối hợp cùng các địa phương tăng cường tuyển sinh đào tạo nghề cho người lao động, ưu tiên lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, lao động thuộc các xã xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian qua, sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và ban hành các văn bản về công tác đào tạo nghề, cụ thể như: Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 23-9-2011 về việc tăng cường công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 132/KH-BCĐ ngày 29-7-2010 về tuyên truyền, tư vấn học nghề giai đoạn 2010-2020; Kế hoạch 30/KH-UBND ngày 21-2-2013 dạy nghề cho LĐNT năm 2013. Trong đó: Chỉ đạo sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các địa phương, tổ chức đoàn thể, các cơ sở dạy nghề thông báo mục tiêu, nội dung, kinh phí của kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phân công địa bàn phụ trách tuyển sinh, đào tạo cho các cơ sở dạy nghề. Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ và triển khai kế hoạch dạy nghề cho các địa phương, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đó, các cơ sở dạy nghề đã tổ chức tuyển sinh bằng các hình thức như phát tờ rơi, thông báo trên loa đài của xã, huyện trên các trang web của đơn vị hoặc qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng như Đài PT-TH tỉnh, Báo Bình Phước tăng cường tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ sở dạy nghề, UBND xã, phường, thị trấn hình thành tủ sách pháp luật trong đó có Luật Dạy nghề và văn bản hướng dẫn thi hành để học sinh, sinh viên học nghề và người dân có nhu cầu đến tìm hiểu và tham khảo.
Hàng năm, thông qua nguồn kinh phí chương trình MTQG về việc làm và nguồn kinh phí tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách dạy nghề đã được lồng ghép thực hiện có hiệu quả như: Phối hợp với các hội đoàn thể tỉnh tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm. Ở tuyến xã, các hội viên chi hội phụ nữ, chi hội nông dân thường xuyên vận động người lao động tham gia học nghề, đồng thời hướng dẫn người dân thủ tục đăng ký học cũng như thủ tục để được hưởng các chính sách theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Đồng thời thực hiện Kế hoạch số 132/KH-BCĐ ngày 29-7-2010 của Ban chỉ đạo tỉnh về tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn giai đoạn 2010-2020 nhằm tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người lao động đối việc học nghề.
Phối hợp với tỉnh đoàn tổ chức định kỳ sàn giao dịch việc làm 1 quý/1 lần tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nước về việc làm, xuất khẩu lao động, dạy nghề cho những đối tượng thanh niên, công nhân và lao động nông thôn. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, đồng thời cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tổ chức dạy nghề cho người có nhu cầu học thông qua trang tin điện tử: http://www.vieclambinhphuoc.vn của tỉnh.
Ngoài ra, sở LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được hỗ trợ học nghề như: Đối tượng được học nghề, được hưởng hỗ trợ chi phí đào tạo là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (từ 16-55 tuổi đối với nữ; từ 16-60 tuổi đối với nam) có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học (kể cả những người không biết đọc, không biết viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề). Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thực diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác…
Đối tượng ưu tiên: Có 3 nhóm, thứ nhất là lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
Thứ hai là lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
Thứ ba là lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
Thực hiện Quyết định 2605/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 25-12-2012 về giao kế hoạch mục tiêu, nhiệm vụ và vốn thực hiện các Chương trình MTQG năm 2013 tỉnh Bình Phước, trong đó chỉ tiêu dạy nghề của toàn tỉnh năm 2013 là 6.000 lao động với các trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (tỷ lệ qua đào tạo đạt 35%). Từ đầu năm 2013 đến nay, đã đào tạo nghề cho 2.515 lao động (Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn là 1.175 lao động), trong đó trình độ sơ cấp nghề là 1.117 học viên, dạy nghề dưới 3 tháng là 1.398 học viên, đạt 41,9% kế hoạch.
Giám đốc Nguyễn Thị Thu Hà
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065