Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an vừa cho biết, bộ này đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri các tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Ngãi. Theo đó, cử tri các tỉnh trên cho rằng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt kết quả cao, đề nghị Chính phủ cần kiên quyết, chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, nhất là đối với các vụ việc xảy ra tại các tập đoàn kinh tế lớn, như Vinashin, Vinalines và các vụ việc có liên quan đến hoạt động ngân hàng...
Trong văn bản trả lời cử tri, Bộ Công an cho biết, kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được mong mỏi của quần chúng nhân dân. Tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và trong các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, như vụ Vinashin, Vinalines...
Điều 7 Luật Báo chí
... Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.
|
Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, Bộ Công an sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Cụ thể là nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng chống tham nhũng theo hướng cho phép cơ quan điều tra được tiến hành các biện pháp ngăn chặn cần thiết và các biện pháp nghiệp vụ trinh sát khi có tài liệu về đối tượng tham nhũng trước khi khởi tố bị can như trong đấu tranh với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm về ma túy được quy định trong Luật An ninh quốc gia, Luật Phòng, chống ma túy.
Một trong số các công việc được tập trung trước mắt là nghiên cứu sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí, theo hướng chánh án tòa án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Nếu đề xuất trên đây của Bộ Công an được Chính phủ chấp thuận và trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung thì đây sẽ là quy định có độ mở hơn nhiều so với luật hiện hành. Đồng thời, tài liệu của cơ quan báo chí và nhà báo trong quá trình điều tra cũng sẽ là cơ sở, là chứng cứ để các cơ quan tố tụng sử dụng làm căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là quy định như thế nào để có thể bảo vệ nguồn tin của báo chí, nhà báo - người thực hiện các vụ điều tra về tiêu cực, tham nhũng và thậm chí là cả thân nhân của các nhà báo.
K.N
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065