Rio de Jainero đã chứng minh cho những người phản đối tổ chức Olympic 2016 tại đây là một sự tốn kém bằng các thành tích mà nó mang lại cho thể thao thế giới. Thế nhưng chỉ sau 6 tháng, một loạt công trình bị hư hỏng không được sửa chữa cũng không được tiếp tục sử dụng thì sự lãng phí của đầu tư cho các kỳ Olympic tiếp tục bị báo chí đem ra đào xới.
Maracana đổ nát. Ảnh: Eurosport |
Theo ước tính, ban tổ chức Olympc Rio vẫn mang nợ khoảng 51 triệu USD trong tổng số 12 tỷ USD cần thiết để chi ra cho Olympic trong khi đất nước này vẫn đang sa vào suy thoái kinh tế.
Việc xây mới hoàn toàn công viên Olympic trong khi sau kỳ đại hội thể thao hiếm khi nào có thể sử dụng lại cũng khiến người dân bất bình.
Mặt sân không có kinh phí duy trì. Ảnh: Eurosport |
Ngay chính SVĐ Maracana - một trong những SVĐ có thiết kế đặc sắc và là biểu tượng của bóng đá thế giới - nơi tổ chức cả lễ khai mạc và bế mạc cũng đang chìm trong bóng tối khi hóa đơn tiền điện trị giá lên tới gần 1,3 triệu USD vẫn đang bị ban tổ chức Olympic nợ lại chính phủ. Các sự kiện nhỏ thì không thể đủ kinh phí để thuê SVĐ nổi tiếng này. Biểu tượng tinh thần của bóng đá thế giới đã bị cắt điện và không thể sử dụng được.
Bên trong của Cung thể thao dưới nước tại Rio. Ảnh: Eurosport |
Trung tâm thể thao dưới nước Olympic, nơi Michael Phelps giành chiếc HCV thứ 23 và cũng là HCV cuối cùng trong sự nghiệp Olympic của anh giờ là nơi khô hạn. Bể bơi làm nóng các VĐV ngoài trời giờ chỉ còn chút nước bẩn.
|
Và hoang phế bên ngoài. Ảnh: Eurosport |
Làng VĐV ở Rio, ngôi nhà chung của 10.000 VĐV tham dự sự kiện hoang vắng đến đáng buồn. Mặc dù được nhà đầu tư bán lại theo diện căn hộ cũng chỉ có 260 căn trong tổng số 3.604 căn hộ được bán ra. Nếu coi đây là một dự án bất động sản thì rõ ràng là một dự án thua lỗ nặng.
Toàn cảnh khu liên hợp thể thao trị giá nhiều tỷ USD. Ảnh: Eurosport |
Tuy nhiên, không phải ở Olympic Rio, các công trình mới hoang phế sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình. Chỉ sau mỗi kỳ Olympic, người ta mới nhận thấy rõ sự lãng phí tiền bạc khi các sân vận động trống trơn, phủ bụi. Kinh phí duy trì các công trình thể thao sau Olympic là bài toán nan giải của các quốc gia.
Chỉ sau khoảng 1 năm, người ta đã thấy những hoang tàn đổ nát của các công trình Olympic Bắc Kinh (Trung Quốc), hay Athens (Hy Lạp) - những công trình hoành tráng nhưng chẳng biết đến khi nào mới được đưa vào sử dụng. Khi Olympic qua đi thì các sân vận động và làng Olympics hầu như đều bị bỏ không, từ Bắc Kinh tới Berlin (Đức), từ Athens đến Atlanta (Mỹ)...
Nơi từng là khu thi đấu bóng chuyền ở Thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh. Ảnh: BusinessInsider |
Sân vận động này được chuẩn bị cho Olympic 2004, tại Athens. Ảnh: BusinessInsider |
SVĐ Atlanta sử dụng để thi đấu môn bóng chày của Olympic 1996 chỉ 1 năm sau bị phá hủy để làm nhà để xe 4.000 chỗ. Ảnh: Reuters |
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065