Theo quy định, thôn đặc biệt khó khăn có đủ 3 tiêu chí. Một là, phải hội đủ 2 điều kiện: Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 55% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên; có ít nhất 2 trong 3 yếu tố (trên 80% lao động chưa qua đào tạo nghề, trên 50% số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh, trên 30% số hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh). Hai là, có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau: Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất; trên 50% diện tích đất canh tác có nhu cầu tưới tiêu nhưng chưa được tưới tiêu; có 1 trong 2 yếu tố (chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến ngư thôn, bản; dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp). Ba là, có đủ 2 điều kiện sau: Chưa có đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới; có ít nhất 1 trong 3 yếu tố (chưa đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo theo quy định, trên 30% số hộ chưa có điện sinh hoạt, chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn).
Theo tiêu chí trên cho thấy, tuy là “được” công nhận 7 thôn, ấp đặc biệt khó khăn nhưng đây là “cái được” chưa vui. Bởi lẽ, trong những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ từ trung ương, tỉnh ta đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện đồng bộ các giải pháp đối với vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Hiệu quả của các giải pháp này đã thấy rất rõ, nhất là đời sống tinh thần và vật chất của người dân các vùng đặc biệt khó khăn được nâng lên rõ rệt. Hạ tầng cơ sở, đường giao thông, thiết chế văn hóa ở nhiều vùng sâu, xa, đã được cải thiện từng bước. Các chương trình chính sách về giảm nghèo bền vững và hỗ trợ hộ cận nghèo được tích cực triển khai thực hiện nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh đã giảm được 1,3% hộ nghèo, hiện 60% số xã ra khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn... Đây là những con số khá ấn tượng trong giai đoạn 2010-2015. Nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền là rất lớn nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc một bộ phận đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có sự quyết tâm vươn lên, còn trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Một số nơi chính quyền cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của địa phương nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và thôn đặc biệt khó khăn vẫn còn.
Xóa nghèo bền vững với quyết tâm trên địa bàn tỉnh không còn thôn, ấp đặc biệt khó khăn đã được thể hiện rõ trong ý chí chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo đó, đến năm 2020 phấn đấu toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% theo tiêu chí hiện hành. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X nêu rõ: “Tạo chuyển biến căn bản chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo; quan tâm tốt hơn đối với người yếu thế trong xã hội. Tập trung giảm nghèo ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện đầy đủ chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công và thân nhân của họ...”. Với ý chí chính trị và quyết tâm cao, trong thời gian tới, Bình Phước chắc chắn sẽ không còn thôn, ấp đặc biệt khó khăn.
Hà Thanh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065