* Tại Khoản 2, Điều 58 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung Điều 18) có quy định như sau: 2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên tại Điều 160 và Điều 161 trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi không có khoản nào quy định rõ ràng quyền sử dụng đất là tài sản và được pháp luật bảo hộ. Điều 160 cụ thể như sau: Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây: 1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; 5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; 6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Và Điều 161 như sau: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Vì vậy, trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tôi đề nghị cần phải bổ sung nội dung để thể hiện rõ tinh thần phải thừa nhận quyền sử dụng đất đai với tư cách là quyền về tài sản. Trên thực tế hiện nay, quyền sử dụng đất đã là quyền tài sản. Vì người sử dụng đất có quyền sang nhượng, trao đổi và có đem lại giá trị lớn cho người có quyền sử dụng.
* Tại Điều 57 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18) có quy định như sau: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Thế nhưng nội dung này lại được lặp lại tại Điều 1 của Dự thảo Luật Đất đai như sau: Điều 1. Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất của nước ta, nó điều chỉnh tất cả các văn bản pháp luật khác hay còn gọi là luật “mẹ”. Vì vậy, không cần nhắc lại quy định này tại Luật Đất đai (sửa đổi). Và mặc dù pháp luật quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng vai trò của người dân trong việc quản lý, sử dụng đất đai rất mờ nhạt, chung chung và luôn bị động từ các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh. Để làm rõ trách nhiệm của Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất - một nguồn lực quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển quốc gia, nhất là trong điều kiện sự biển đổi khí hậu đã và đang tác động nặng nề đến môi trường sống của nhân loại, vì vậy tôi kiến nghị sửa Điều 1, Luật Đất đai (sửa đổi). Cụ thể tôi đề nghị viết lại Điều 1 như sau: Luật này quy định sự thống nhất quản lý, về quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đai; về quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
* Điều 201 là những quy định về xử lý đối với người quản lý vi phạm pháp luật về đất đai, với nội dung như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên vừa rườm rà nhưng lại không đầy đủ. Vì trong điều luật liệt kê khá nhiều các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý nhưng lại không đầy đủ, bởi vẫn còn rất nhiều hành vi đã và đang diễn ra trong thực tế, nhưng không được điều luật liệt kê hết, như: Các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất... Vì vậy theo tôi, để điều luật vừa ngắn gọn nhưng lại đầy đủ, Điều 201 cần được sửa đổi, bổ sung và viết lại như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật đất đai, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quang Minh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065